Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bang đông dân nhất Australia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia

Bang New South Wales của Australia tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng nhanh bất chấp biện pháp phong tỏa đã được áp đặt.

Ngày 23/7, bang New South Wales ghi nhận 136 ca mắc mới, cao nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nâng tổng số ca bệnh tại đây lên là 1.782 ca, Guardian đưa tin.

Cùng ngày, Thủ hiến bang New South Wales Gladys Berejiklian kêu gọi triển khai chương trình tiêm chủng khẩn cấp ở Sydney và cảnh báo sự bùng phát của thành phố sẽ gây nguy hiểm cho toàn bộ đất nước.

Bà Berejiklian cho biết nhiều ca mắc Covid-19 xuất hiện trong cộng đồng, giữa người làm việc trong lĩnh vực thiết yếu, bao gồm siêu thị và hiệu thuốc, mặc dù chính quyền đã thực hiện xét nghiệm 3 ngày một lần.

Lãnh đạo bang New South Wales cũng lưu ý rằng các biện pháp hạn chế tại Sydney, thành phố 5 triệu dân, có thể kéo dài đến tháng 10 tới.

New South Wales ban bo tinh trang khan cap anh 1

Cảnh sát tuần tra quanh Nhà hát Opera Sydney giữa lúc phong tỏa. Ảnh: James D Morgan.

Những hạn chế được đưa ra bao gồm đóng cửa nhà hàng, quán bar, cửa hàng bán lẻ nói chung, trường học, văn phòng, phòng tập thể dục, và yêu cầu người dân tránh ra khỏi nhà. Tuy nhiên, số ca mắc Covid-19 vẫn liên tục gia tăng những ngày gần đây.

Hiện hơn 13 triệu người Australia - khoảng một nửa dân số của đất nước - ở trong khu vực phong tỏa hoặc phải thực hiện các biện pháp hạn chế.

Tuy nhiên, mới chỉ có 12% dân số Australia được tiêm phòng đầy đủ.

Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vì bùng phát dịch bệnh có thể mở đường để chính phủ liên bang can thiệp nhiều hơn trong công tác phòng chống dịch và chuyển thêm vaccine tới New South Wales.

Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm 23/7 đã cam kết sẽ tìm cách cung cấp nhiều vaccine hơn cho New South Wales ngay khi có thể mà không gây thiệt hại cho các bang và vùng lãnh thổ khác.

“Chúng tôi sẽ không làm gián đoạn chương trình tiêm chủng trên khắp đất nước”, ông Morrison nói.

Trước đó, Thủ tướng Australia đã công khai xin lỗi người dân vì tiến độ triển khai tiêm chủng chậm.

Ông “không hài lòng” với tình trạng của chương trình tiêm chủng và cho rằng điều này là do sự gián đoạn nguồn cung vaccine AstraZeneca, cũng như những thay đổi trong lời khuyên của Nhóm tư vấn kỹ thuật độc lập của Australia về Tiêm chủng (Atagi).

Vào tháng 4, Pfizer là loại vaccine được khuyến nghị cho những người dưới 50 tuổi vì nguy cơ đông máu thấp. Tuy nhiên, Atagi sau đó thông báo lại bác sĩ và người trẻ tuổi có thể tự đưa ra quyết định về việc tiêm AstraZeneca.

Bệnh nhân Covid-19 giành giật sự sống trong bệnh viện ở Sydney Đây là lần đầu tiên các máy quay được phép hoạt động trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 của Bệnh viện St Vincent's, ở khu vực nội thành Darlinghurst, Sydney.

Australia phê duyệt vaccine Pfizer cho trẻ em 12-15 tuổi

Cơ quan quản lý dược phẩm của Australia cho phép tiêm vaccine Pfizer/BioNTech ở nhóm trẻ em 12-15 tuổi, nhằm thúc đẩy hiệu quả tiêm chủng phòng chống Covid-19 tại nước này.

Chuyên gia ĐH Sydney: Xét nghiệm, tiêm chủng đang chậm hơn biến chủng

Các chuyên gia Đại học Sydney cho rằng biến chủng Delta tạo nên thách thức chưa từng có cho việc chống dịch, và Australia cũng gặp khó khăn như Việt Nam trong việc "đuổi theo" nó.

Người Việt ở Australia mùa cách ly: Giấy vệ sinh hết, lương thực đầy

Mặc dù lệnh phong tỏa khiến cuộc sống bị xáo trộn, một số người Việt cho rằng đây là biện pháp thiết yếu để giúp Australia vượt qua làn sóng Covid-19. 

Minh An

Bạn có thể quan tâm