Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bản đồ mới của Trung Quốc có thể châm ngòi xung đột?

Một tờ báo uy tín của Mỹ nhận định bản đồ "đường 10 đoạn" là hành động ngang ngược của Trung Quốc và nó có thể thổi bùng xung đột trong khu vực.

Trong bài viết có tiêu đề Liệu bản đồ mới của Trung Quốc có thể khơi mào một cuộc chiến tranh?, tờ Bưu điện Washington của Mỹ hôm qua khẳng định Bắc Kinh ngày càng kiên quyết hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ.

Bản đồ mới thể hiện dã tâm hiện thực yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã

Tờ báo Mỹ nhận định tấm bản đồ chỉ rõ dã tâm của Trung Quốc khi tự nhận mình có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoài ra, bên trong những nét vẽ đứt đoạn của Trung Quốc là một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới, vận chuyển số lượng hàng hóa trị giá 5,3 nghìn tỷ USD mỗi năm.

Bản đồ mới của Trung Quốc còn bao trùm cả bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, khu vực từng xảy ra cuộc chiến đẫm máu năm 1962 giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Tương tự những quyển hộ chiếu in hình "đường lưỡi bò" cuối năm 2012, bản đồ mới của Trung Quốc bị các quốc gia láng giềng và thế giới chỉ trích mạnh mẽ.

Khi dân TQ nổi giận mưu đồ nuốt Biển Đông của CP

Người dân Trung Quốc không ít lần gặp rắc rối vì tham vọng "đường lưỡi bò" của chính phủ nên nhiều người tỏ ra bất bình và phản đối yêu sách lãnh thổ của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc dẫn đến sự quyết đoán hiện thực hóa yêu sách lãnh thổ của chính quyền Bắc Kinh. Hành động tăng cường sức mạnh hải quân của Trung Quốc gây quan ngại cho các nước láng giềng đồng thời thách thức vai trò của Mỹ ở Thái Bình Dương. Nó có thể gây ra một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm ở châu Á, có thể thổi bùng xung đột khi sự cố xảy ra.

Song song hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 và đội tàu hộ tống hùng hậu trong khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, Trung Quốc cũng đang tiến hành các hoạt động tuần tra ở không phận phía trên quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Nhật Bản nhiều lần cáo buộc phi cơ Trung Quốc thực hiện các “hành động nguy hiểm” khi áp sát máy bay quân sự Nhật Bản.

Ngoài ra, Philippines nhiều lần cáo buộc Trung Quốc tiến hành cải tạo đất trên các đảo và rạn san hô thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Việc in bản đồ mới nối dài những hành động gây hấn liên tiếp, làm lộ rõ dã tâm của Trung Quốc đối với các quốc gia láng giềng.

Tướng Trung Quốc cảnh báo chủ nghĩa quân phiệt hồi sinh

Một quan chức quân sự cấp cao của Trung Quốc hôm qua cảnh báo người yêu chuộng hòa bình trên thế giới nên cảnh giác trước sự hồi sinh của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm