Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài học từ sự đánh mất địa vị

Ít ai biết Steve Jobs đã có lần bị đuổi khỏi Apple - công ty do chính ông xây dựng. Sự khắt khe với tính tiện dụng và thiết kế của sản phẩm khiến ông nếm trải một sự thất bại lớn.

Công ty Apple Computer của Jobs đã lớn mạnh không ngừng kể từ khi ra mắt sản phẩm Apple II.

Nhưng một năm sau khi Macintosh được tung ra thị trường, công ty đã nhanh chóng rơi vào thời kỳ khó khăn. Vì lúc mới ra mắt Macintosh đã bán rất chạy, nên công ty cho sản xuất số lượng lớn, nhưng đột nhiên, sản phẩm lại không bán được nữa khiến doanh thu của công ty tụt dốc đột ngột.

Ban lãnh đạo công ty đã vô cùng lúng túng. Và họ cho rằng việc doanh thu tụt giảm là lỗi của Jobs.

“Việc kinh doanh trở nên tồi tệ thế này là do anh. Anh đã quá ích kỷ. Và những lời nói gay gắt của anh đã làm tổn thương rất nhiều người trong công ty. Nên anh hãy rời khỏi công ty này đi”.

Tất nhiên, Jobs cũng không có suy nghĩ sẽ làm thân với bất kỳ ai xung quanh. Cho dù vậy, nếu công ty vẫn tạo ra doanh thu cao thì mọi chuyện vẫn ổn nhưng thời điểm đó nếu không có hành động gì, công ty sẽ gặp nguy hiểm.

Bởi những lẽ đó, trong mắt ban lãnh đạo thì những hành vi của Jobs như thản nhiên chê bai người khác hay không thể bán được những sản phẩm đã mất công sửa đi sửa lại nhiều lần đều là những điều xấu đối với công ty.

Rõ ràng, trong công ty, Jobs là người ưu tú nhất, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả chuyện đều sẽ thuận lợi. Và khi tất cả thành viên trong ban lãnh đạo nói rằng “hãy rời khỏi công ty này” thì ông chỉ còn cách ra đi mà thôi…

Một người chưa bao giờ xuống tinh thần vì những cuộc đụng độ với người khác như Jobs, lần này đã hoàn toàn rơi vào tuyệt vọng.

Tuy nhiên, Jobs không phải tuýp người dễ dàng bỏ cuộc như vậy.

Jobs, người đã nghĩ rằng không phải bản thân mình mà chính những người xung quanh mới là kẻ tồi tệ, “sự ngu ngốc của đám đông xung quanh mới là thứ tệ hại”, đã xây dựng một công ty máy tính cá nhân mới và mua lại một công ty sản xuất hoạt hình. Về sau, công ty đó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc làm phim hoạt hình, Jobs đã hoàn toàn tái sinh.

Ngược lại, công ty Apple - nơi đã sa thải ông ngày trước - doanh thu không những không phục hồi mà còn ngày một sụt giảm. Cứ như vậy, công ty sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nên Apple đã đưa ra giải pháp cuối cùng là mua lại công ty máy tính do chính Jobs sáng lập nên, như vậy, một lần nữa Jobs trở thành nhà lãnh đạo của Apple.

Sau khi quay trở lại với Apple, Jobs đã sa thải hầu như toàn bộ ban lãnh đạo cũ của công ty và một lần nữa tạo ra những sản phẩm toàn diện.

Lần lượt các sản phẩm được ra đời như iMac, iPod, iPhone… Jobs lại một lần nữa thay đổi cả thế giới bằng những sản phẩm đó.

Bất kể người khác suy nghĩ như thế nào, ông vẫn nói ra những điều muốn nói. Dù điều đó khiến ông bị sa thải nhưng Jobs chưa từng thay đổi bản thân.

Cuối cùng, ông đã đạt được những thành công to lớn của cuộc đời, nhưng những điều này không phải là điều mà người bình thường có thể làm được.

[...]

Có thể, sau này bạn cũng sẽ vì một thất bại nhỏ mà mất đi địa vị của mình. Khi đó, thay vì việc tìm lại vị trí đã đánh mất, bạn hãy tạo dựng nên vị trí mới cho bản thân.

Đương nhiên tự mình tạo dựng một công ty mới như Jobs chắc chắn không phải là điều dễ dàng gì, nhưng ta có thể tham gia những hội nhóm mà bản thân yêu thích, hay bắt đầu tìm tòi một điều gì đó mới mẻ, biết đâu ta sẽ dễ dàng tìm được vị trí mới cho bản thân.

Masato Oono/ Ehomebooks/ NXB Phụ nữ Việt Nam

SÁCH HAY