Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài học từ Jack Ma - lãnh đạo phải là nhà huấn luyện

Trong nhiệm kỳ của mình, Jack Ma không chỉ lãnh đạo công ty mà còn giữ vai trò một nhà huấn luyện.

Tháng 9/2019, Jack Ma, người sáng lập Alibaba, sẽ rời khỏi vị trí Chủ tịch điều hành tại tập đoàn này, chuyển giao quyền quản trị cho Daniel Zhang, người mà ông đã huấn luyện trong 10 năm qua.

Thời điểm thay đổi lãnh đạo luôn là giai đoạn dễ tổn thương trong vòng đời của một doanh nghiệp. Để công ty tồn tại lâu dài, việc chuẩn bị chuyển giao quyền quản trị cho thế hệ tiếp theo rất cần thiết. Trong khi các nhà quản trị khác chỉ lên chiến lược cho 10 năm, Jack Ma lại tính toán theo đơn vị thế kỷ. Ông đã lên kế hoạch để công ty tiếp tục tồn tại trong vòng 100 năm tới, đồng nghĩa với việc ông đang chuẩn bị cho nhiều sự chuyển giao.

Việc trao quyền của Jack Ma đã khiến các tập đoàn trên thế giới phải nhìn nhận lại về những tiêu chí đánh giá khả năng lãnh đạo. Ông cho thấy việc đánh giá này không chỉ dựa trên kết quả kinh doanh mà công ty đạt được khi người đó đang trong nhiệm kỳ, mà còn dựa trên việc công ty có phát triển tốt hay không sau khi họ rời đi.

Trung tam ho tro DNNVV phia Bac anh 1
Theo Jack Ma, lãnh đạo phải đảm đương vị trí đào tạo.

Trong nhiệm kỳ của mình, Jack Ma không chỉ lãnh đạo công ty mà còn giữ vai trò một nhà huấn luyện. Ông từng là giáo viên và luôn yêu thích việc giảng dạy. Ông tin rằng người thầy tốt sẽ muốn học sinh vượt qua giới hạn của chính bản thân. Với cách nghĩ như vậy, Jack Ma đã xem lãnh đạo và huấn luyện là hai yếu tố song hành.

Cũng như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng huấn luyện có thể được rèn luyện theo thời gian. Các nhà lãnh đạo có thể học tập ở Jack Ma 3 điểm sau.

Điểm đầu tiên là tập trung vào người được huấn luyện. Mục tiêu của việc huấn luyện là nâng tầm cho thế hệ tiếp theo, chuẩn bị để họ tiếp quản vị trí lãnh đạo. Do đó, người huấn luyện không được sa đà vào việc thể hiện kiến thức bản thân, mà phải tập trung vào người đang cần phát triển.

Điểm thứ hai là hiểu rõ người mà bạn đang huấn luyện. Nhà lãnh đạo cần dành thời gian để tìm hiểu người đang được huấn luyện. Bất cứ ai cũng có những điểm mạnh, điểm yếu, hy vọng và nguyện vọng riêng. Việc hiểu rõ những đặc điểm cá nhân của đối tượng sẽ giúp người huấn luyện đưa ra những lời khuyên tốt hơn, sâu hơn.

Cuối cùng, nhà lãnh đạo cần tìm kiếm sự sẵn sàng về tư tưởng. Để việc huấn luyện đạt hiệu quả tốt, người được huấn luyện phải sẵn sàng. Sự sẵn sàng ở đây không nói về kiến thức hay kỹ năng, mà nói về tư tưởng. Nhà lãnh đạo cần tìm kiếm những người có động lực học tập, sẵn sàng tiếp nhận phản hồi, uốn nắn.

Độc giả tìm hiểu các kiến thức hữu ích về chiến lược và lãnh đạo tại chuyên đề “Tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo”, hướng dẫn bởi giảng viên Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Học viện doanh nhân MVV.

“Tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo” là một trong 15 chuyên đề thuộc chương trình đào tạo trực tuyến của Trung tâm hỗ trợ DNNVV phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Chương trình được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí. Tìm hiểu thêm về các chuyên đề và đăng ký tham dự tại đây.


Diệp Trà

Bạn có thể quan tâm