Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác tin sữa dê Pháp nhập từ Trung Quốc

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm bác bỏ thông tin sữa dê dởm nhập khẩu Pháp có nguồn gốc Trung Quốc.

Bác tin sữa dê Pháp nhập từ Trung Quốc

Cục an toàn vệ sinh thực phẩm bác bỏ thông tin sữa dê dởm nhập khẩu Pháp có nguồn gốc Trung Quốc.

Theo thông tin từ Cục an toàn thực phẩm, công ty Mạnh Cầm trong năm 2012 đã nhập 4 lô hàng của 3 sản phẩm sữa nói trên với tổng số 40.380 lon (400 gam một lon). Giấy tờ cho lô hàng nhập khẩu nói trên về Việt Nam gồm có phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất đi theo lô hàng, tờ khai hải quan điện tử đã hoàn tất thủ tục thông quan, giấy chứng nhận lưu hành tự do, danh sách các mặt hàng nhập khẩu, chứng nhận nguồn gốc xuất xứ…

Cục kết luận, sản phẩm sữa dê do công ty Mạnh Cầm nhập khẩu đều có nguồn gốc, xuất xứ từ Pháp, ghi nhãn tiếng Pháp và nhãn phụ tiếng Việt theo đúng quy định của Việt Nam và chưa có dấu hiệu doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm từ sữa dê Trung Quốc.

Về nghi án sữa dê Danlait ghi xuất xứ Pháp nhưng lại được nhập về từ Trung Quốc, Cục an toàn thực phẩm cho biết, phía công ty F.I.T (đơn vị theo cung cấp của công ty Mạnh Cầm chính là nhà sản xuất sữa dê tại Pháp) đã trả lời, nếu là sản phẩm nhập từ Trung Quốc sẽ không ghi nhãn phụ mà đều ghi bằng tiếng Trung Quốc trực tiếp lên sản phẩm.

Trước đó, chị H. – khách hàng mua sữa Danlait do công ty Mạnh Cầm nhập khẩu cảnh báo trên diễn đàn lớn dành cho cha mẹ về xuất xứ, nguồn gốc loại sữa này. Sau khi uống sữa, con trai chị này không những không tăng cân, mà còn giảm cân, phát triển kém hơn.

Ý kiến của chị H. ngay lập tức nhận được sự ủng hộ của nhiều bậc cha mẹ trên diễn đàn nói trên. Thậm chí, một số người còn chỉ ra, tên thành phần ghi trên nhãn mác còn viết sai chính tả, có cả những chất mang tính tẩy rửa “không bao giờ được cho vào thực phẩm nhất là sữa trẻ em”. Trang web chính thức của sữa Danlait, theo phát hiện của một số thành viên, cũng được viết bằng tiếng Việt (dù nhãn hàng Danlait được quảng cáo là sữa Pháp) và người đứng ra mua tên miền này là người Việt Nam. Sau đó, khi vụ việc lùm xùm trên mạng, giao diện trang web này lại được thay bằng tiếng Pháp (?!).

Theo thông tin trong tờ khai và những giấy tờ công ty Mạnh Cầm đưa lên diễn đàn, mức giá của mỗi hộp sữa dê Danlait đưa về đến Việt Nam chỉ khoảng 80.000 đồng, song bán tại thị trường Việt Nam, giá là 420.000 đồng. Với số lượng hơn 40.300 lon sữa nhập về Việt Nam trong năm 2012, bình quân, đơn vị phân phối đã thu chênh lệch hơn 13,7 tỷ đồng.

Đến nay, vụ việc đã diễn ra được hơn 2 tuần, rất nhiều bà mẹ trẻ có con đang uống sữa dê Danlait vẫn nóng lòng chờ đợi kết luận cuối cùng khi mẫu sữa được kiểm nghiệm.

Mạnh Cường

Theo Infonet
 

Mạnh Cường

Theo Infonet
 

Bạn có thể quan tâm