Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nghi án sữa dê nhập khẩu dỏm náo động cư dân mạng

Sữa dê thương hiệu Danlait được cho là nhập từ Pháp nhưng bị cộng đồng mạng phát hiện có nhiều chi tiết đáng ngờ về nguồn gốc.

Nghi án sữa dê nhập khẩu dỏm náo động cư dân mạng

Sữa dê thương hiệu Danlait được cho là nhập từ Pháp nhưng bị cộng đồng mạng phát hiện có nhiều chi tiết đáng ngờ về nguồn gốc.

Phản ánh trên một diễn đàn lớn dành cho cha mẹ, chị C.N.H – bà mẹ trẻ đang nuôi con 8 tháng tuổi cho biết, mua 2 thùng sữa dê Danlait (giá 420.000 đồng/hộp - mỗi thùng 10 hộp) tại công ty TNHH Mạnh Cầm - nhà phân phối chính thức và duy nhất của thương hiệu Danlait tại Việt Nam. Sau khi cho con uống sữa, chẳng những không lên cân, bé trai con chị H. còn sụt cân, mọc răng chậm.

Chị H. lên website của công ty in trên hộp sữa để kiểm tra thông tin, nhờ bạn bên Pháp mua giúp cho yên tâm. Tuy nhiên, bạn bè chị H. ở Pháp đều nói chưa từng nghe tên sản phẩm Danlait cũng như tên tập đoàn FIT- là đơn vị được quảng cáo sản xuất sản phẩm này do công ty Mạnh Cầm công bố.

 Sản phẩm sữa dê Danlait đang làm náo động cư dân mạng.

Khách hàng này cho biết thêm, khi vào website http://www.danlait.fr/ thì chị khá bất ngờ vì sự “sơ sài” và có nhiều lỗi trong thiết kế. Thêm vào đó, người đăng ký tên miền là người Việt. “Mình là dân nói tiếng Anh nên không kiểm chứng được về thông tin bằng tiếng Pháp. Nhưng nhìn giao diện và cách chụp hộp sữa thì thấy không chuyên nghiệp”, chị H. bày tỏ.

Sự việc lên đến đỉnh điểm khi chị H. vô tình đọc được thông tin trên trang cá nhân một người bạn sống tại Pháp với nội dung tại Việt Nam có đơn vị “bịa ra một thương hiệu của Pháp, lập cả trang web giả bằng ‘tiếng Pháp’ để bán hàng. Sản phẩm của nó đang tung hoành khắp các diễn đàn” và lời xác nhận của chủ nhân status nói trên 90% đó là sữa Danlait. Đọc xong, chị H. đưa vụ việc lên diễn đàn để cảnh báo các bà mẹ khác.

Trước đó, khách hàng này kể, đã gọi đến công ty Mạnh Cầm phản ánh vụ việc, nhưng nhận về những lời nói "không phù hợp" của người tự xưng là “giám đốc công ty”, sau đó là những phát ngôn khẳng định sản phẩm sữa của đơn vị này hoàn toàn đạt chuẩn. Ngay khi chia sẻ thông tin trên diễn đàn nói trên, chị H. nhận được nhiều ý kiến đồng tình từ nhiều thành viên khác. Thậm chí, trên mạng xã hội cũng xuất hiện hội những người tẩy chay sản phẩm sữa Danlait nhập khẩu Pháp nghi là hàng dởm.

Đến chiều 18/2, đại diện công ty Mạnh Cầm – đơn vị là nhà phân phối sữa Danlait tại Việt Nam chính thức có tiếng nói trên diễn đàn này về nghi án “sữa dởm”. Đại diện công ty cho rằng, “có một số cá nhân, tổ chức lợi dụng diễn đàn để đăng và phát tán những thông tin sai sự thật nhằm bôi nhọ, xúc phạm làm ảnh hưởng tới hình ảnh công ty”.

Phía công ty này khẳng định, sữa dê nói trên là một trong những sản phẩm của công ty F.I.T – một trong những nhà sản xuất sữa dê hàng đầu tại châu Âu. Dòng sản phẩm sữa Danlait được sản xuất, tiêu thụ tại thị trường châu Âu và xuất đi nhiều nước trên thế giới như Dubai, Hong Kong, Đài Loan, và Việt Nam… Mẫu mã, chữ viết, bao bì, nhãn mác có thể sẽ thay đổi tại tùy nước, nhưng chất lượng sữa luôn được đảm bảo,  và cam kết các vấn đề liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất theo quy định tại Pháp và cộng đồng kinh tế châu Âu.

Vụ việc đã gây xôn xao trên cộng đồng mạng từ ngày 8/2, đến nay, vẫn chưa có kết quả cuối cùng.

Mạnh Cường

Theo Infonet

Mạnh Cường

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm