Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Apple thiệt hại 41 tỷ USD vì thiếu iPhone

Theo ước tính của Bloomberg, những tác động của Covid-19 trong 3 năm qua khiến hãng công nghệ sụt giảm sản lượng và chịu thiệt hại tới 41 tỷ USD.

Gần 3 năm kể từ ngày Covid-19 bùng phát ở Vũ Hán, tập đoàn công nghệ giá trị nhất thế giới vẫn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng gia tăng chi phí và gián đoạn chuỗi cung ứng. Theo Bloomberg, những tác động tiêu cực khiến khoản thiệt hại của Apple có thể đã tăng lên 41 tỷ USD.

Theo phân tích của Wedbush, sản lượng iPhone sẽ giảm khoảng 10% trong năm nay, còn TFI Asset Management cho rằng sản lượng iPhone dự kiến giảm tới 20%, tương đương 15-20 triệu chiếc, so với dự kiến.

Có thể mất trên dưới 7 tỷ USD trong một tháng

Riêng quý IV, Apple có thể lỡ kế hoạch sản xuất 6 triệu chiếc iPhone 14 Pro do nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu bị đình trệ.

Hiện chiếc model Pro đang được bán với giá thấp nhất 999 USD trong khi model Pro Max có giá 1.099-1.599 USD. Giả sử phần lớn mẫu máy bán ra là model tiêu chuẩn, doanh thu của Apple có thể bị thổi bay 6-7,2 tỷ USD trong giai đoạn cao điểm tháng 12.

Việc thiếu hụt sản lượng cuối năm có thể biến quý IV thành giai đoạn chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất kể từ khi đại dịch lan rộng vào đầu năm 2020.

mua iphone,  thieu iphone,  apple thiet hai anh 1

Sản lượng sụt giảm khiến hãng liên tục thiếu hàng, không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ảnh: Apple.

Trong tuyên bố hồi đầu tháng 11, Apple cho biết các hạn chế của chính sách chống Covid-19 tạm thời ảnh hưởng đến cơ sở lắp ráp iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max ở Trịnh Châu, Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng sản xuất smartphone không cung cấp thêm dữ liệu.

Tháng trước, nhiều công nhân quyết định rời khỏi nhà máy trong bối cảnh hạn chế đi lại nghiêm ngặt, thiếu điều kiện thiết yếu hay nỗi lo mắc bệnh. Căng thẳng tại nhà máy một lần nữa nóng lên khi Foxconn nhập nhằng trong các điều khoản tuyển dụng trước đó với công nhân.

Đầu tháng này, Hon Hai Precision Industry (Foxconn) dự báo doanh số bán thiết bị điện tử tiêu dùng trong quý sụt giảm. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn tiếp tục làm việc với chính quyền địa phương để tìm phương án duy trì sản xuất bình thường.

Khó khăn bủa vây

Apple đã phân loại những khó khăn thành 2 nhóm chính, bao gồm những thách thức đến quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm do hạn chế từ Covid-19 gây ra và những thách thức do thiếu nguyên liệu bán dẫn cũng như thách thức liên quan.

Những ảnh hưởng từ tình trạng gián đoạn sản xuất, chuỗi cung ứng có thể khiến doanh số bị trì hoãn chứ không có nghĩa biến mất hoàn toàn. Do đó, Apple vẫn có thể đẩy mạnh phục hồi sản lượng trong các giai đoạn tiếp theo.

Chúng tôi tin rằng có một tỷ lệ phần trăm trong số đó có thể lấy lại được và một phần trăm trong số đó có khả năng không. Tỷ lệ đó rất khó ước tính

Giám đốc điều hành Tim Cook chia sẻ với các nhà đầu tư hồi tháng 4.

Không chỉ iPhone, các sản phẩm chủ đạo khác của Apple như máy tính Mac hay iPad cũng bị ảnh hưởng tương tự trong 3 năm qua. Tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng càng gia tăng thách thức cho Apple và các đối tác.

Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng kinh tế chậm lại và thất nghiệp tràn lan cũng khiến gã khổng lồ công nghệ lao đao. Việc tỷ giá USD tăng mạnh kể từ năm 2020 cũng thổi bay hàng tỷ USD doanh thu của Apple.

Ngay cả khi những hạn chế về sản xuất và chuỗi cung ứng được cải thiện, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giới chức Trung Quốc sẽ giảm nhẹ các biện pháp chống dịch Covid-19. Cho đến khi chính sách được nới lỏng, các thương hiệu toàn cầu như Apple có thể tiếp tục sống cùng tác động của đại dịch.

Mới đây, Wall Street Journal cũng đưa tin Apple đã yêu cầu các đối tác đẩy mạnh sản xuất ở những quốc gia ngoài Trung Quốc như Ấn Độ và Việt Nam. Hãng cũng tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đối tác sản xuất hàng đầu là Foxconn.

Song, giới phân tích dự đoán Apple mất tối thiểu 8 năm để chuyển 10% sản lượng ra khỏi Trung Quốc. Trong khi đó, điều kiện để giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc lên tới 40%.

Apple đẩy nhanh kế hoạch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc

Theo WSJ, giới phân tích dự đoán phải mất tới 8 năm để Apple chuyển 10% sản lượng ra khỏi Trung Quốc.

Những bất ổn của Foxconn và hậu quả Apple phải gánh chịu

Cuộc biểu tình mới đây tại Foxconn đã làm dấy lên hồi chuông cảnh báo cho gã khổng lồ công nghệ Apple về tình trạng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Con bao sa thai chua ket thuc hinh anh

Cơn bão sa thải chưa kết thúc

0

Khi bối cảnh kinh tế toàn cầu thay đổi buộc các công ty công nghệ hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững, hoạt động cải tổ bộ máy nhân sự có thể kéo dài sang giữa năm sau.

Ngọc Phương Linh

Bạn có thể quan tâm