Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ xích gần nhóm 'bộ tứ', gia tăng thách thức Trung Quốc trên biển

Sau cuộc đụng độ nghiêm trọng tại khu vực biên giới hồi tháng 6, Ấn Độ tích cực tham gia các cuộc diễn tập trên biển với nhóm “bộ tứ", gia tăng thách thức Trung Quốc trên biển.

Tuần trước, Lực lượng Hải quân Ấn Độ và Nhật Bản đã tổ chức tập trận chung tại khu vực Ấn Độ Dương. Trong thời gian gần đây, Ấn Độ cũng tích cực tham gia các cuộc diễn tập trên biển với các nước khác trong nhóm "Bộ tứ". "Bộ tứ" gồm bốn nước dân chủ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản.

Báo South China Morning Post bình luận các cuộc tập trận chung cho thấy Ấn Độ đang xích lại gần các nước khác để đối phó với mối de doạ đến từ Trung Quốc.

Lin Minwang, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á của Đại học Fudan, nhận xét mối quan hệ của Ấn Độ và Mỹ đang dần phát triển thành một mối liên minh. Trong những năm gần đây, New Delhi đã ký kết một số thoả thuận có ý nghĩa quân sự quan trọng với Washington.

tap tran chung,  An Do,  Nhat Ban,  Trung Quoc,  My anh 1

Ấn Độ tích cực tham gia các cuộc diễn tập trên biển với nhóm “bộ tứ” bao gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản. Ảnh: Getty Images.

Những thoả thuận này bao gồm Bản ghi nhớ trao đổi hậu cần để cho phép hai nước sử dụng căn cứ mặt đất, không quân và hải quân của nhau cho việc sửa chữa và tiếp tế; Thoả thuận Trao đổi Bảo mật và Truyền thông nhằm mở đường cho việc mua bán các thiết bị quân sự của Mỹ; Thoả thuận Bảo mật Thông tin Quân sự chung giúp hai bên chia sẻ các thông tin mật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đề ra kế hoạch để xây dựng “Sáng kiến Ấn Độ-Thái Bình Dương”, giúp đảm bao an ninh trên biển. Chuyên gia Lin Minwang nhận định: “Trung Quốc đang là mối lo ngại chiến lược đối với Ấn Độ”.

Nhà phân tích hải quân Li Jie tại Bắc Kinh cũng cho rằng việc Hải quân Ấn Độ tham gia tập trận là một trong nhiều nỗ lực nhằm kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông và Ấn Độ Dương.

“Hải quân Ấn Độ không thể cạnh tranh đơn lẻ với Hải quân Trung Quốc. Việc liên minh với Nhật Bản hoặc Mỹ sẽ giúp New Delhi có nhiều lợi thế hơn”, chuyên gia Li Jie nhận định. “Ngoài ra, Ấn Độ cũng mong muốn giành được vị thế trong khu vực”.

Ấn Độ Dương được coi là trung tâm của mạng lưới vận chuyển dầu khí trên toàn cầu. Đây cũng là tuyến đường giao thương quan trọng, nối Trung Quốc với các khu vực khác như châu Âu, châu Phi và Trung Đông.

Video đụng độ ở Sikkim sau khi sĩ quan Trung Quốc bị đấm vào mặt Cuộc đụng độ xảy ra giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc ở Sikkim (Ấn Độ), khi một sĩ quan Trung Quốc bị binh sĩ người Ấn Độ đấm vào mặt.

Thủ tướng Ấn Độ tới căn cứ gần nơi đụng độ biên giới với Trung Quốc

Thủ tướng Narendra Modi ngày 3/7 đến thăm Ladakh, phía bắc dãy Himalaya, khu vực vài tuần trước xảy ra vụ đụng độ giữa lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc khiến 20 người thiệt mạng.

Thủ tướng Ấn Độ ‘nghỉ chơi’ mạng xã hội Weibo

Mạng xã hội nổi tiếng của Trung Quốc, Weibo, đã xoá tài khoản của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sau khi nhận được yêu cầu từ Đại sứ quán Ấn Độ.

Trung Quốc và Ấn Độ rút quân khỏi biên giới 'theo đợt'

Trung Quốc và Ấn Độ đã đồng ý rút quân khỏi biên giới "theo đợt" để giảm căng thẳng, nhưng các chuyên gia nói việc rút quân không chấm dứt được tình trạng bế tắc ở biên giới.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm