Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ấn Độ giận dữ vì bản đồ Twitter ghi nơi tranh chấp của Trung Quốc

Việc bản đồ của Twitter chú thích vùng Ladakh thuộc lãnh thổ Trung Quốc đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ giới chức Ấn Độ. Twitter cho biết vụ việc xuất phát từ sai sót kỹ thuật.

Ngày 28/10, các lãnh đạo của Twitter phải điều trần trước Ủy ban về Đạo luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân của Quốc hội Ấn Độ để giải trình về một chú thích không rõ ràng trong bản đồ, theo Reuters.

Cụ thể, dữ liệu bản đồ của mạng xã hội Twitter hiển thị chú thích khu vực Ladakh, vùng tranh chấp hiện do Ấn Độ quản lý, là một phần lãnh thổ Trung Quốc.

Khi một số người dùng đăng tải bài viết và đánh dấu địa điểm Ladakh, bản đồ của Twitter thể hiện thông tin địa điểm này thuộc Trung Quốc.

Đại diện Twitter cho biết vụ việc xuất phát từ sai sót kỹ thuật, và dữ liệu gây tranh cãi đã nhanh chóng được sửa lại.

lanh tho tranh chap An Trung anh 1

Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại một điểm ở biên giới. Ảnh: India Times.

Tuy nhiên, vị chủ tịch ủy ban của Quốc hội Ấn Độ, bà Meenakshi Lekhi, cho biết cơ quan này không đồng tình với cách giải thích của Twitter.

"Twitter nói họ tôn trọng tính nhạy cảm của vấn đề, đó không phải lời giải thích thỏa đáng. Đây là vấn đề chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ấn Độ. Thể hiện Ladakh thuộc lãnh thổ Trung Quốc là hành vi tội phạm hình sự", bà Lekhi nói.

"Vấn đề gắn thẻ địa lý đã nhanh chóng được giải quyết. Chúng tôi cam kết cởi mở, minh bạch trong hoạt động và thường xuyên làm việc với chính phủ nhằm kịp thời chia sẻ các cập nhật mới nhất", một người phát ngôn của Twitter phản hồi bình luận của bà Lekhi.

Ladakh là khu vực nằm ở biên giới giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Pakistan. Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với khu vực phía đông vùng lãnh thổ này, với tên gọi Aksai Chin, trong khi New Delhi và Islamabad tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Ladakh.

Hành trình thức tỉnh trước tổ chức gieo rắc thuyết âm mưu ở Mỹ

Những thuyết âm mưu tưởng như hoang đường của phong trào QAnon lại khiến không ít người Mỹ tin theo.

Tặng Myanmar tàu ngầm, Ấn Độ muốn giành lại ảnh hưởng từ Trung Quốc

Việc Ấn Độ tặng tàu ngầm lớp Kilo cho Myanmar được các chuyên gia đánh giá là nỗ lực nhằm đối trọng lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực.

Mỹ sẽ tăng bán vũ khí cho các nước 'cùng chí hướng'

Người đứng đầu Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ cần cải tổ quy trình xuất khẩu, qua đó mở rộng bán vũ khí cho các nước để cùng đối phó thách thức đến từ Trung Quốc và Nga.

Duy Anh

Bạn có thể quan tâm