Câu 1: Hai câu thơ "Thông gia đã xứng thông gia / Rày mừng hai họ một nhà kết thân" nằm trong tác phẩm nào?
Ở đoạn cuối truyện Lục Vân Tiên của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Kiều Nguyệt Nga lấy Lục Vân Tiên: “Vân Tiên về đến Đông thành / Lục ông trước đã xây dinh ở làng / Sắm mua lễ vật sẵn sàng / Các quan đông đủ, cưới nàng Nguyệt Nga / Thông gia đã xứng thông gia / Rày mừng hai họ một nhà kết thân”. Ảnh: Sách Lục Vân Tiên, NXB Văn học. |
Câu 2: Trong "Thượng kinh ký sự", Lê Hữu Trác kể chuyện lên kinh chữa bệnh cho chúa nào?
Thượng kinh ký sự được Lê Hữu Trác viết ở dạng bút ký khi lên kinh thành Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm. Khả năng phóng bút của ông khiến tác phẩm lột tả được một phần cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa thời vua Lê - chúa Trịnh. Thượng kinh ký sự trở thành tác phẩm văn học đặc sắc của thế kỷ 18. Tranh: Samuel Baron. |
Câu 3: Bộ tiểu thuyết "Cửa biển" gắn liền tên tuổi Nguyên Hồng, có mấy tập?
Nguyên Hồng được biết đến nhiều với tiểu thuyết Bỉ vỏ và bộ tiểu thuyết Cửa biển. Cửa biển gồm 4 tập: Sóng gầm, Cơn bão đã đến, Thời kỳ đen tối, Khi đứa con ra đời. Bộ tiểu thuyết mô tả bức tranh xã hội Việt Nam từ cuộc sống đau thương tới những ngày cách mạng sôi nổi, quyết liệt. Ảnh: VOV. |
Câu 4: Nhân vật hống hách, trọc phú, cho vay nặng lãi nào xuất hiện trong tác phẩm "Tắt đèn"?
Nghị Quế là nhân vật trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Đây là trọc phú giàu lên nhờ cho vay nặng lãi. Chị Dậu đã phải bán con, bán chó cho Nghị Quế để có tiền nộp sưu thuế cứu chồng đang bị giam giữ. Ảnh từ phim Chị Dậu. |
Câu 5: Lê Ta là bút danh của văn, thi sĩ nào?
Đó là bút danh của nhà thơ Nguyễn Thứ Lễ - nhà thơ tiên phong của phong trào Thơ mới với những tác phẩm Nhớ rừng, Tiếng sáo Thiên Thai... Ông còn có bút danh quen thuộc là Thế Lữ, cũng như nổi tiếng với lĩnh vực kịch. Ảnh: Báo Tin tức. |
Câu 6: Ai quản lý nhà xuất bản Đời nay của nhóm Tự lực Văn đoàn?
Trong nhóm Tự lực Văn đoàn, Hoàng Đạo là người trông nom Nhà xuất bản Đời Nay, vì ông có khả năng quản lý giỏi. Tác phẩm phê bình văn học Nhà Văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan đã điểm tên Hoàng Đạo và xếp ông vào nhóm “tiểu thuyết gia luận đề” cùng người anh Nhất Linh. Ảnh tư liệu: Pháp Luật TP.HCM. |
Câu 7: Những tác phẩm nào giúp Lan Khai được gọi là nhà văn đường rừng?
Nhà văn Lan Khai viết nhiều tiểu thuyết ở các thể loại lịch sử, đường rừng và phong tục xã hội. Trong đó, thể loại tiểu thuyết đường rừng làm nên tên tuổi của ông nhờ hiểu biết sâu sắc về núi rừng, con người miền thượng du phía Bắc. Những tác phẩm Tiếng gọi của rừng thẳm, Suối đàn là hai trong số đó. Ảnh: Pinterest. |