Với bề dày và kinh nghiệm hơn 30 năm hoạt động ở thị trường nông nghiệp, nông thôn, Agribank tiếp tục khẳng định đóng vai trò định hướng và dẫn dắt thị trường thanh toán phát triển.
Nông thôn - thị trường tiềm năng
Khu vực nông thôn đang đóng góp 62,5% tổng GDP cả nước. Nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng, thực phẩm, nhu yếu phẩm cũng tăng trưởng mạnh mẽ với sức mua hơn 20 tỷ USD/năm, tăng trưởng bình quân 12% về giá trị và 9% về sản lượng qua các năm.
67% giá trị mua hàng của người nông thôn ở các cửa hàng tạp hóa nhỏ, 17% giá trị từ các chợ truyền thống. Người tiêu dùng ở nông thôn hiện nay chọn các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bách hóa thay vì chợ truyền thống. Khoảng cách, sự khác biệt giữa người tiêu dùng nông thôn và thành thị dường như không còn nhiều.
Theo cơ sở dữ liệu của Global Findex do Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2017, tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam có tài khoản ngân hàng ở khu vực nông thôn là 25,2%, trong khi tỷ lệ này là 40% trên toàn quốc.
Từ những con số trên, có thể khẳng định nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiềm năng cho các nhà cung cấp dịch vụ bán lẻ và những định chế tài chính trong việc cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt là dịch vụ thanh toán sử dụng công nghệ hiện đại.
Chung tay vì "Nông thôn xanh - thanh toán hiện đại"
Với lợi thế là ngân hàng có mạng lưới rộng khắp cả nước, Agribank đã có nhiều hoạt động thiết thực, kết hợp chặt chẽ với các bộ, ban, ngành, đơn vị liên quan, cũng như cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cùng chung tay triển khai các chính sách hiệu quả hỗ trợ bà con, đặc biệt là trước mỗi nông vụ.
Agribank đồng hành cùng kinh tế nông nghiệp, nông thôn. |
Trong bối cảnh “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Agribank triển khai đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn. Từ thời điểm triển khai, với nỗ lực vươn dài sự hỗ trợ và kết nối đến bà con, đề án bước đầu phát huy được tính hiệu quả với lợi thế về chính sách hỗ trợ sâu, rộng và thủ tục đơn giản, linh hoạt.
Thành công của “Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020” có sự đóng góp, hỗ trợ quan trọng của ngành ngân hàng, trong đó có Agribank. Ngân hàng cũng ban hành đề án, cho phép các khách hàng được cấp hạn mức thấu chi lên tới 30 triệu đồng khi phát hành thẻ ghi nợ nội địa Agribank, cùng đó là chính sách ưu đãi phí “3 không”: Không phí phát hành thẻ, không phí thường niên và không phí quản lý tài khoản.
Khách hàng cư trú hoặc có hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn có thể đến bất kỳ điểm giao dịch nào của Agribank để đăng ký phát hành thẻ và nhận những chính sách ưu đãi từ đề án.
Hiện nay, địa bàn nông nghiệp, nông thôn trên toàn quốc có khoảng hơn 1.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ của Agribank, bao gồm cả các đơn vị cung ứng dịch vụ công (điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí…), các cửa hàng, đại lý cung ứng dịch vụ, vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản và các tiệm tạp hóa.
Với số lượng 521 huyện trên địa bàn toàn quốc (theo số liệu của Tổng Cục Thống kê đến tháng 12), Agribank kỳ vọng tiếp tục trang bị, mở rộng, nâng cao chất lượng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ, đưa các dịch vụ ngân hàng hiện đại đến với người dân khu vực nông thôn, đơn giản hóa các khoản chi tiêu, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn.
Agribank cũng triển khai chính sách miễn 100% chi phí trang bị, lắp đặt POS cho khách hàng là các pháp nhân, cá nhân cung ứng hàng hóa, dịch vụ hợp pháp trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời miễn 100% phí chiết khấu cho tất cả giao dịch thẻ thuộc diện triển khai của đề án cho đơn vị chấp nhận thẻ được lắp đặt tại địa bàn nông nghiệp, nông thôn hoặc các đơn vị cung ứng vật tư nông nghiệp, thu mua nông sản...
Việc triển khai đề án cùng các chính sách ưu đãi thiết thực hứa hẹn sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu chủ động “đi tắt, đón đầu” của Agribank, tiếp tục khẳng định sứ mệnh vì “Tam nông” của ngân hàng trên thị trường tài chính nông thôn.
Độc giả nhận tư vấn chi tiết bằng cách liên hệ chi nhánh Agribank gần nhất hoặc qua điện thoại trung tâm chăm sóc, hỗ trợ khách hàng 24/7: 1900558818.