Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Aegis BMD: Lá chắn vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD và THAAD là những công cụ giúp Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đánh chặn tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Hệ thống Aegis BMD đánh chặn thành công mục tiêu Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis BMD có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa của chuyến bay.

Triều Tiên vừa tiến hành thử nghiệm tên lửa đạn đạo, cho thấy sự nguy hiểm ngày càng tăng trong chương trình tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Phản ứng sau vụ phóng, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ và các đồng minh châu Á cần tăng cường năng lực phòng thủ để đối phó với mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết Hải quân Mỹ có hai tàu khu trục trong vùng biển Nhật Bản ở thời điểm Triều Tiên phóng tên lửa. Cả hai tàu này đều có khả năng bắn hạ tên lửa. Các tàu khu trục USS Stethem và USS McCampbell, lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên biển Aegis BMD.

Đại úy Jeff Davis, phát ngôn viên Hải quân Mỹ nói với CNN: “Chúng tôi đã làm việc rất nhanh với các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc để đảm bảo tên lửa không tạo ra mối đe dọa với họ. Như bạn đã biết, chúng tôi duy trì khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng và đánh chặn tên lửa từ Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng tạo ra mối đe dọa cho chúng tôi hay các đồng minh”.

Vụ phóng thử hôm 12/2 của Bình Nhưỡng là lần thử nghiệm trên đất liền đầu tiên của tên lửa đạn đạo tầm trung, trước đó được phóng từ tàu ngầm, quan chức Hải quân Mỹ cho biết. Tên lửa được phóng đi từ một địa điểm trên bờ biển phía tây bắc Triều Tiên. Tên lửa bay xa hơn bất kỳ thử nghiệm trước đó và đạt hành trình khoảng 482 km trước khi rơi xuống biển Nhật Bản.

Các quan chức Mỹ nhận định tên lửa vừa được phóng có thể là Pukguksong-2. Đây là loại tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn nên không cần nhiều thời gian để tiếp nhiên liệu, gây khó khăn cho Mỹ và đồng minh trong việc phát hiện sớm vụ phóng.

Aegis BMD

Aegis BMD anh 1
Đồ họa cơ chế đánh chặn của hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD. Ảnh: Armourbook

 

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đều sở hữu hệ thống chiến đấu Aegis, cho phép phát hiện sớm các mối đe dọa từ tên lửa, cung cấp khả năng theo dõi và đánh chặn tên lửa trong giai đoạn giữa của chuyến bay.

“Aegis là hệ thống rất có năng lực trong việc theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo”, Carl Schuster, giáo sư tại Đại học Hawaii Pacific, cựu sĩ quan điều hành tại Trung tâm Tình báo liên Bộ tư lệnh Thái Bình Dương nói.

Tên lửa đạn đạo bay theo quỹ đạo hình parabol để đạt tới mục tiêu của nó. Các tàu chiến Aegis sử dụng radar AN/SPY-1 mạnh mẽ để theo dõi tên lửa gần địa điểm phóng và có thể đánh chặn tên lửa trong giai đoạn lấy độ cao của nó.

Những tàu gần đó có thể phóng tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn một của chuyến bay, hoặc chuyển dữ liệu cho các tàu ở xa hơn và có thể phá hủy khi tên lửa gần đạt điểm cao nhất trong quỹ đạo bay.

Hàn Quốc thiếu năng lực đánh chặn

Tuy nhiên, chỉ có các tàu chiến Aegis của Mỹ và Nhật Bản có khả năng chia sẻ dữ liệu phòng thủ tên lửa. Các chiến hạm Hàn Quốc không có khả năng này và đó là một hạn chế lớn, ông Schuster cho biết. 

Aegis BMD anh 2
Sejong Đại đế, tàu khu trục Aegis hiện đại nhất của Hàn Quốc, thiếu khả năng phòng thủ tên lửa. Ảnh: Hải quân Mỹ

Chỉ có các tàu chiến Aegis của Hải quân Mỹ và tàu khu trục Aegis lớp Kongo của Nhật Bản tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển Aegis BMD. Các tàu Aegis của Hàn Quốc không có khả năng này.

Bruce Bennett, nhà phân tích quốc phòng cao cấp thuộc Tổng công ty RAND (tổ chức tư vấn quốc phòng cho Lầu Năm Góc), cho biết các tàu chiến Aegis của Hàn Quốc không được trang bị các tên lửa đánh chặn cần thiết để vô hiệu hóa tên lửa đối phương.

Aegis có thể kết nối với các hệ thống phòng thủ tên lửa khác như THAAD, sẽ được triển khai tại Hàn Quốc trong năm nay, hoặc Patriot. Tuy vậy, các hệ thống trên có phạm vi hạn chế, nâng cao tầm quan trọng của tàu chiến Aegis, nơi tàu đang hoạt động và kế hoạch triển khai.

“Tôi nghĩ rằng, Hải quân Mỹ nên triển khai tàu chiến Aegis ở bên phải vùng biển Nhật Bản để đánh chặn một vụ thử tên lửa của Triều Tiên”, Bennett nói. Hệ thống Aegis BMD từng đánh chặn mục tiêu thành công trong các thử nghiệm nhưng chưa từng sử dụng trong thực tế.

Thành tích đáng chú ý nhất của Aegis BMD là phá hủy thành công một vệ tinh gián điệp hết hạn sử dụng vào năm 2008, khi các quan chức lo ngại vệ tinh này có thể rơi xuống Trái Đất và gây nguy hiểm.

Hiện tại, Hải quân Mỹ có 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis. Nhật Bản có 6 tàu khu trục Aegis. Hàn Quốc có 3 tàu.

Mỹ, Nhật thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn tối tân

Tàu khu trục Mỹ, Nhật đã phối hợp phá hủy thành công mục tiêu giả định bằng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 ngoài khơi bờ biển Hawaii.

Những vũ khí giúp Nhật đánh chặn tên lửa Triều Tiên

Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis BMD trên tàu khu trục lớp Kongo hay hệ thống phòng không PAC-3 là những vũ khí giúp Nhật Bản đối phó tên lửa Triều Tiên.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm