Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Ác mộng toàn cầu và chuyến bay không hành khách có 1.000 hành lý

Toàn ngành hàng không ở Anh đang chạy đua tuyển dụng nhân sự nhằm ứng phó với tình trạng hỗn loạn - hoãn hoặc hủy chuyến bay, chờ đợi làm thủ tục - ở các sân bay hồi đầu hè qua.

san bay chau au hon loan anh 1

Delta Air Lines đã thực hiện bước đi "sáng tạo" để giải quyết tình trạng ngổn ngang hành lý tại sân bay Heathrow. Hãng hàng không quyết định chất hết hành lý lên một chiếc máy bay từ London về Detroit. Vậy là chuyến bay này chở 1.000 hành lý thất lạc, và không có ai trong khoang hành khách.

Trong những tuần gần đây, dịch vụ tại sân bay Heathrow đi xuống do thiếu hụt nhân sự, khiến nhiều người gọi đây là cảnh tượng “airmageddon” (ghép bởi airport - sân bay và armageddon - tận thế - PV).

Để giải quyết khiếu nại hành lý thất lạc và hủy chuyến, giới chức đã yêu cầu các hãng hàng không giới hạn số lượng hành khách tại một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới còn 100.000 hành khách mỗi ngày. Vì vậy, do không thể chở thêm khách, hãng Delta Air Lines đã chở hàng nghìn chiếc vali vô chủ ra khỏi sân bay, theo CNN.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành sân bay Manchester của Anh Chris Woodroofe, nói rằng ông không thể hứa hẹn hành khách sẽ có “trải nghiệm tuyệt vời” trong mùa hè này. Dẫu vậy, ông cho hay tình hình ở sân bay Manchester đang cải thiện và hy vọng “đại đa số hành khách sẽ có trải nghiệm hợp ý”.

Hầu hết khách sẽ "kiểm tra an ninh trong vòng 30 phút, sau đó lên máy bay và máy bay sẽ cất cánh”. “Tuy nhiên, có những lúc mọi thứ không như kế hoạch, và tôi xin lỗi về điều đó”, ông thừa nhận.

Sau khi chứng kiến những thách thức lớn ngay khi các chuyến bay quốc tế nối lại, sân bay Manchester và Gatwick ở Anh đều nói nhân viên đang làm việc chăm chỉ để đảm bảo di chuyển trong mùa hè diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, họ không thể hứa mọi thứ sẽ hoàn hảo hoặc trở lại mức dịch vụ "bình thường" như năm 2019.

Trong khi đó, các hãng hàng không khẳng định hầu hết hành khách có thể thực hiện hành trình mà không gặp sự cố. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn và thất vọng khi họ phải xếp hàng dài làm thủ tục, chuyến bay bị hủy hoặc hoãn. Cả ngành hàng không chịu áp lực cải thiện hoạt động trong bối cảnh lo ngại gián đoạn trầm trọng hơn trong mùa hè này, theo BBC.

Sau hai năm biến động vì đại dịch Covid-19, nhân viên sân bay sẽ trải qua một vài tháng bận rộn ở phía trước. Tại Manchester, 50.000 hành khách khởi hành mỗi ngày - mức mà giám đốc sân bay này gọi là “siêu đỉnh”, gần chạm mốc năm 2019.

san bay chau au hon loan anh 2

Ngổn ngang hành lý ở sân bay Heathrow hôm 8/7. Ảnh: AFP.

Cuộc đua tuyển dụng nhân viên

"Chuyến bay Delta 9888 từ Heathrow đến Detroit của Delta đã chở 1.000 hành lý trở lại Mỹ. Các nhân viên của chúng tôi sau đó sẽ chuyển cho các khách hàng", thông báo của Delta Air Lines cho hay, dẫn lý do làm vậy bởi chuyến bay theo lịch trình bị hủy bởi hạn chế số lượng khách tại sân bay Heathrow.

Theo FlightAware, Delta và nhiều hãng hàng không khác của Mỹ đã phải hủy gần 30.000 chuyến bay đến, đi hoặc trong nước Mỹ. Tình hình gián đoạn đặc biệt nghiêm trọng vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc dịp lễ.

Delta thông báo công ty phải trả thêm 200 triệu USD trong năm nay, để bù vào tiền làm thêm giờ của nhân viên và phí bảo hiểm. Đó là còn chưa kể đến việc hãng này phải chi tiền cho chuyến bay toàn vali mà không có "hành khách" nào mua vé.

Thiếu hụt nhân viên được cho là nguyên nhân chính trong việc gián đoạn hoạt động ở sân bay. Tại Anh, nhiều người lên án chuyện các công ty cắt giảm quá mức nhân sự trong đại dịch Covid-19. Hai năm trôi qua và những người này đã tìm được việc làm mới. Nhưng để tìm người thay thế họ thì không hề dễ dàng.

Tháng trước, sân bay Gatwick đã giới hạn về số chuyến bay trong mùa hè. Tương tự, sân bay Heathrow hạn chế số lượng hành khách có thể khởi hành mỗi ngày vào giờ cao điểm.

“Ngành công nghiệp hàng không đã chịu sự tàn phá mạnh mẽ trong đại dịch Covid-19, và bây giờ chúng tôi phải gây dựng lại, từ sân bay, hãng hàng không, nhân viên mặt đất, lực lượng biên phòng”, ông Woodroofe cho biết. “Tất cả chúng tôi đều nỗ lực, mở các đợt tuyển dụng lớn chưa từng có. Trên thực tế, chúng tôi vẫn đang tìm người”.

san bay chau au hon loan anh 3

Ngành hàng không đang phải vật lộn để thuê đủ nhân viên số nhân viên đã sa thải trong thời kỳ đại dịch. Ảnh: The Local.

Phóng viên BBC đã nhìn thấy một số nhân viên an ninh đang học việc tại Nhà ga số 1 sân bay Manchester hôm 13/7. Phải mất 3 tháng để một người chính thức nhận việc, do yêu cầu kiểm tra lý lịch, kiểm tra an ninh và đào tạo.

Tuyển dụng cũng là trọng tâm chính tại sân bay Gatwick. Mặc dù sân bay đã cắt giảm gần một nửa nhân công do đại dịch, ban quản lý khẳng định họ đủ khả năng để đối phó với giai đoạn bận rộn sắp tới.

Nhân viên an ninh, Rupesh, nằm trong số những người bị sa thải vào năm 2020. Tuy nhiên, anh quyết định quay lại vào tháng 3 vừa rồi. “Phải mất vài tháng để gia hạn thẻ thông hành cho nhân viên, nhưng tôi rất vui khi được trở lại và còn gặp một số gương mặt cũ”, anh nói.

"Thách thức mà chúng tôi đối mặt là khách hàng phải đợi lâu hơn bình thường một chút. Nhưng điều đó phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên mà chúng tôi có và số làn hoạt động", anh nói thêm

Người đứng đầu bộ phận an ninh của sân bay Gatwick, Cyrus Dana, cho biết hàng trăm người mới đã được tuyển dụng. Sân bay này sẽ tiếp tục tuyển cho đến tháng 10. Thậm chí, đợt tìm nhân viên mới cho năm tới cũng đã bắt đầu.

Tuy nhiên, một mình nhân viên an ninh không thể đảm bảo hành khách sẽ có chuyến đi suôn sẻ. Hàng không là hệ sinh thái phức tạp với nhiều khu vực liên quan tới nhau. Tình trạng thiếu nhân viên đang tác động đến cả những khu vực khác.

Nhân viên sân bay chỉ đại diện cho 1/10 lực lượng lao động ở sân bay Manchester. Phần còn lại vận hành bởi các hãng hàng không, bộ phận xử lý mặt đất hoặc lực lượng biên phòng.

Giám đốc thương mại sân bay Gatwick, Jonathan Pollard cho biết nhân sự là mắt xích cực kỳ quan trọng: “Việc hủy chuyến vào phút chót nhiều khả năng là do thiếu hụt phi hành đoàn hoặc nhân viên phụ trách mặt đất, nhân viên phục vụ chuyến bay”.

Ông cho biết sân bay đã thực hiện hành động dự phòng từ trước tháng 7 để đảm bảo sự cố này không xảy ra nữa.

san bay chau au hon loan anh 4

Hàng dài người xếp hàng tại quầy làm thủ tục là cảnh quen thuộc ở nhiều sân bay châu Âu hè này. Ảnh: AP.

"Ác mộng" sân bay có quay trở lại?

Garry Wilson - Giám đốc điều hành của EasyJet Holidays - cho biết mặc dù hãng hàng không đã cắt giảm một số chuyến bay, hơn 70% số hành khách bị hủy chuyến đã đặt lại chỗ.

Khi được hỏi liệu EasyJet có đảm bảo sẽ không hủy chuyến nữa hay không, ông Wilson nói "chúng tôi đã làm mọi thứ trong tầm kiểm soát để đảm bảo khả năng hệ thống vận hành trở lại". Tuy nhiên, ông cũng nói hiện tại có thể xảy ra các sự cố khác, như kiểm soát không lưu chậm trễ, hoặc có vấn đề với cơ sở hạ tầng sân bay.

Ông nói thêm bất cứ khi nào xảy ra gián đoạn, hãng hàng không sẽ đảm bảo "cung cấp nhiều thông tin nhất có thể cho khách hàng". Ông Wilson nói thêm EasyJet hiện đã có đủ nhân viên.

Tuy nhiên, câu hỏi bỏ ngỏ là liệu sau cuộc đua tuyển dụng và hủy hàng nghìn chuyến bay, các sân bay đã sẵn sàng vận hành hệ thống như nhiều người mong đợi?

Ông Pollard tỏ ra thận trọng. Ông nói bất chấp những nỗ lực lập kế hoạch khổng lồ, "sẽ có những khoảng thời gian trong suốt mùa hè mà mọi thứ không thể hoạt động như bình thường".

Tuy nhiên, "trải nghiệm tại Gatwick đã tốt hơn đáng kể so với trước đó", ông nhấn mạnh.

Chuyến bay đang được theo dõi nhiều nhất thế giới

Chuyến bay được cho là chở tổng thống Sri Lanka của Saudi Arabian Airlines từ Maldives đến Singapore trở thành chuyến bay được theo dõi nhiều nhất trên thế giới trong ngày 14/7.

Các sân bay ở Mỹ kẹt cứng

Kỳ nghỉ cuối tuần dịp quốc khánh đang khiến các sân bay Mỹ kẹt cứng với lượng khách đông nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu tại nước này vào năm 2020.

Phương Linh

Bạn có thể quan tâm