Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ác mộng dai dẳng của nhân vật trong ảnh 'Em bé napalm'

Chị họ của nhân vật chính trong tấm ảnh "Em bé napalm" không thể quên cảnh tượng kinh hoàng cách đây hơn 40 năm. Giờ đây cô rất sợ tiếng máy bay.

Ho Thi Hien (bìa phải) trong tấm ảnh
Ho Thi Hien (góc phải) trong ảnh "Em bé napalm" của phóng viên Nick Ut. Ảnh: AP

Ngày 8/6/1972, Ho Thi Hien đang ở tại nhà của Phan Thi Kim Phuc tại một làng ở Trảng Bàng, Tây Ninh. Năm ấy Hien mới 10 tuổi, còn Kim Phuc 9 tuổi.

Khi người dân nghe thấy tiếng máy bay đến gần cùng lời cảnh báo về việc ném bom của quân đội Việt Nam Cộng hòa, họ vội vàng dẫn trẻ em rời khỏi nhà. Tuy nhiên, nhiều em không kịp thoát khỏi ngọn lửa mà vụ nổ bom gây ra.

Trong tấm ảnh nổi tiếng "Em bé napalm" của phóng viên Nick Ut, Hien là cô bé nắm tay em trai, Ho Van Bon, ở góc phải của ảnh. Kim Phuc, Phan Thanh Tam và Phan Thanh Phuoc - đều là anh, em họ của Hien - chạy ra từ ngọn lửa.

Hien không tỏ ra sợ hãi như những đứa trẻ khác trong ảnh. Cô cũng không mang nhiều vết thương hay bỏng nặng vì bom napalm như Kim Phuc. Tuy nhiên, cô chưa bao giờ thoát khỏi những cơn ác mộng về vụ ném bom, dù chiến tranh đã kết thúc từ 40 năm trước. "Bây giờ tôi rất sợ khi nghe tiếng động máy bay", Hien nói với Guardian.

Chuyện ít người biết về những ảnh chiến tranh VN lịch sử

Ảnh "Em bé Napalm" suýt không thể xuất hiện trên mặt báo vì nguyên tắc hình ảnh và bức ảnh về Hòa thượng Thích Quảng Đức cũng từng bị từ chối vì quá khốc liệt cho số báo buổi sáng.

Ho Thi Hien gặp lại phóng viên ảnh Nick Ut tại quán cà phê ở Trảng Bàng. Ảnh: Guardian
Ho Thi Hien gặp lại phóng viên ảnh Nick Ut tại quán cà phê ở Trảng Bàng. Ảnh: Guardian

Sau 40 năm, Kim Phuc đã định cư ở Canada cùng gia đình. Cô đi khắp thế giới để nói chuyện với tư cách đại sứ thiện chí của Liên Hợp Quốc. Hien và gia đình vẫn ở lại nơi mà cô và các anh, chị em đã trưởng thành.

Ngôi nhà và quán cà phê mà Hien dựng lên để mưu sinh chỉ cách hiện trường vụ ném bom napalm năm xưa khoảng vài mét. Trong quán, Hien treo một bản sao của tấm ảnh "Em bé napalm" nổi tiếng.

Phan Thanh Tam, em trai của Kim Phuc, là cậu bé ở góc trái tấm ảnh. Cậu mất một mắt sau vụ ném bom. Vài năm trước, Tam qua đời vì ung thư. Hiện nay người vợ góa của Tam cũng mở quán cà phê gần nhà chị Hien để buôn bán.

Đối với Nick Ut, tác giả bức ảnh, "Em bé napalm" là tác phẩm xuất sắc nhất trong sự nghiệp. Ut trở thành phóng viên ảnh chiến trường của AP khi còn là một thiếu niên vì muốn tiếp tục sự nghiệp của Huynh Thanh My, người anh ruột qua đời trong lúc tác nghiệp.

"Anh tôi luôn mong muốn chụp những ảnh đầy sức mạnh khiến cuộc chiến kết thúc. Tuy nhiên, anh ấy không thể thực hiện ước mơ. Do vậy, sau khi tôi chụp bức ảnh về Kim Phuc, tôi nói thầm với anh rằng: Em đã làm việc này thay anh'", Nick Ut tâm sự.

Trẻ em trong chiến tranh Việt Nam qua ảnh quốc tế

Các em nhỏ vui đùa trên dòng kênh ở Sài Gòn hoặc sợ hãi ngước nhìn những khẩu súng của lính Mỹ được mô tả chân thực qua những bức ảnh của phóng viên chiến trường.

Ảnh Sài Gòn chuyển mình sau 40 năm giải phóng trên báo Anh

Những hình ảnh lịch sử trong chiến dịch giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975 và phố phường TP HCM 40 sau năm phản ánh quá trình hiện đại hóa của thành phố đầu tàu kinh tế cả nước.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm