Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

8 lực lượng đặc nhiệm tinh nhuệ nhất thế giới

Những người lính đặc nhiệm được rèn luyện trong các điều kiện khắc nghiệt để có được khả năng vượt trội và hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn nhất.

Lực lượng đặc nhiệm SEAL của Hải quân Mỹ được coi là đội quân tinh nhuệ bậc nhất thế giới, nổi tiếng với chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden tại Pakistan năm 2011. SEAL là tên viết tắt của Sea, Air and Lands - 3 từ chỉ phạm vi hoạt động của lực lượng này (trên biển, trên bộ và trên không). Đây cũng là lực lượng có quá trình tuyển chọn, đào tạo khó khăn và khắt khe bậc nhất. Để được vào đào tạo ở SEAL, các ứng viên phải vượt qua bài kiểm tra, yêu cầu chống đẩy 42 lần trong vòng 2 phút, gập người liên tục 50 lần trong 2 phút và chạy khoảng 2,5 km với thời gian 11 phút. 

Khám phá biệt đội bắn hạ trùm khủng bố bin Laden

Thành công sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden năm 2011 đã đưa tên tuổi biệt đội SEAL Team 6 của Hải quân Mỹ lên một tầm cao mới.

Đặc nhiệm hải quân Anh (SBS) có nguồn gốc từ lực lượng biệt kích Anh trong Thế chiến 2. Sau khi chiến tranh kết thúc, SBS trở thành một đơn vị độc lập và sáp nhập thêm một số đơn vị đặc nhiệm đường thuỷ khác. Nhiệm vụ của SBS rất đa dạng, bao gồm chống khủng bố, trinh sát, tình báo, phá hoại ngầm, bắt giữ và tiêu diệt các mục tiêu cá nhân.

Đội đặc nhiệm Không quân Anh (SAS), thuộc Lực lượng đặc biệt của Anh, được thành lập từ năm 1941 trong thời Chiến tranh Thế giới thứ hai và đã được nhân rộng như mô hình đặc nhiệm chuẩn mực trên toàn thế giới. Hiện tại, đơn vị gồm một trung đoàn thường xuyên và hai trung đoàn địa phương, chủ yếu được giao các nhiệm vụ chống khủng bố. Khi được hỏi về vai trò của SAS trong cuộc chiến tranh tại Iraq, tướng Mỹ Stanley McChrystal nhận xét rất ngắn gọn: “Chủ chốt. Không thể làm gì nếu không có họ".

Sayeret Matkal là lực lượng tinh nhuệ nhất trong biên chế quân đội Israel. Đặc nhiệm Sayeret Matkal thực sự là những chiến binh thiện chiến. Không chỉ nhận trách nhiệm chiến đấu, lực lượng đặc nhiệm hàng đầu Israel còn luồn sâu vào lãnh thổ của kẻ thù để thu thập tin tức tình báo. Bên cạnh đó, lực lượng này thường xuyên tiến hành diễn tập chống khủng bố cũng như giải cứu con tin.

Đặc nhiệm GIGN (Pháp) được thành lập năm 1973 và được coi là lực lượng chống khủng bố hiếm có đối thủ nào sánh được trên thế giới. GIGN được đào tạo với khả năng phản ứng nhanh trước các vụ việc liên quan đến con tin. Theo Business Insider, kể từ khi thành lập năm 1973 đến nay, GIGN đã giải cứu thành công hơn 600 người.

Lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Tây Ban Nha được coi là một trong những lực lượng đặc biệt được đánh giá cao nhất ở châu Âu. Đơn vị này thành lập từ năm 1952, theo mô hình đội đặc nhiệm SAS của Anh.
Lực lượng tác chiến đặc biệt của Hải quân Tây Ban Nha được coi là một trong những lực lượng đặc biệt được đánh giá cao nhất ở châu Âu. Đơn vị này thành lập từ năm 1952, theo mô hình đội đặc nhiệm SAS của Anh.

Được thành lập năm 1974, lực lượng đặc nhiệm Alpha là đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ nhất trong quân đội Nga. Tiền thân của Alpha là cơ quan tình báo Liên Xô KGB. Việc giải cứu con tin trong vụ khủng bố trường học Beslan năm 2004, với 1.200 thường dân bị một nhóm li khai Chechnya bắt giữ, đã khiến Alpha nổi danh khắp thế giới.

Nhóm nhiệm vụ đặc biệt (SSG) là lực lượng đặc nhiệm của quân đội Pakistan. SSG cũng có quá trình đào tạo binh sĩ hết sức khắc nghiệt. Mỗi người phải chạy 8 km trong vòng 20 phút với đồ đạc trên người và phải hành quân 12 giờ đồng hồ trên quãng đường dài 58 km.

Một ngày tập luyện của lính dù đặc nhiệm Mỹ

Lính dù đổ bộ đường không là lực lượng đặc biệt thuộc Lục quân Mỹ. Họ sử dụng dù để tiếp cận những chiến trường không thể tiến công bằng đường bộ hay đường thủy.

Mai Phương

Ảnh: Bussiness Insider

Bạn có thể quan tâm