Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 lực lượng đặc nhiệm Mỹ khiến khủng bố khiếp sợ

Đặc nhiệm Mỹ kết hợp với phi đội không vận hùng hậu và thông tin tình báo chính xác đã giáng đòn mạnh cho các lực lượng khủng bố.

Chiến sĩ đặc nhiệm SEAL 6 trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011. Ảnh minh họa: NY Daily News
Đặc nhiệm SEAL Team 6 trong chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011. Ảnh minh họa: NY Daily News

Đặc nhiệm SEAL Team 6

Đội phát triển chiến tranh đặc biệt thuộc hải quân (DEVGRU), gọi tắt là SEAL Team 6, chính thức thành lập sau chiến dịch giải cứu con tin tại Iran vào năm 1980.

Nhiệm vụ chủ chốt của Team 6 là chống khủng bố hàng hải. Tư lệnh đầu tiên của nhóm là Richard Marcinko. Giai đoạn đầu, Đội 6 có 75 tay súng. 

Trong thập kỷ đầu sau khi thành lập, Team 6 đã tham gia nhiều sứ mệnh táo bạo, như cuộc giải cứu toàn quyền Paul Scoon ở đảo Grenada trong chiến dịch Urgent Fury (1983), bảo vệ tổng thống Jean-Bertrand Aristide của Haiti trong chiến dịch lật đổ ông vào năm 1991. Tuy nhiên, chiến công nổi bật của Đội 6 là nhiệm vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan vào năm 2011.

Hiện nay, Team 6 là một trong những nhóm đặc nhiệm đa chức năng hiếm hoi của Mỹ. 

Đặc nhiệm SEAL phô diễn kỹ năng trên tuyết

Súng máy với hộp tiếp đạn kiểu ba lô, đồ ngụy trang màu trắng là hai trong số những thứ mà lính đặc nhiệm SEAL mang theo khi tập luyện trên tuyết.


Đặc nhiệm Delta

Dù không nổi tiếng như các nhóm của hải quân, đặc nhiệm Delta là một trong những lực lượng thiện chiến nhất trong các sứ mệnh tấn công trực tiếp. Đội thành lập vào thập niên 1970. Sau vụ khủng bố kinh hoàng ngày 11/9, đặc nhiệm Delta trở thành đơn vị dẫn đầu trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu của nước Mỹ.

Thành viên đội đặc nhiệm Delta. Ảnh: news.com.au
Thành viên đội đặc nhiệm Delta. Ảnh: news.com.au

Một trong những chiến công nổi bật mới nhất của đặc nhiệm Delta là việc bắt Abu Anas al-Libi tại Libya vào tháng 10/2013. Abu vốn là thành viên của al-Qaeda. Mỹ truy nã gắt gao phần tử này vì liên quan đến vụ đánh bom 2 sứ quán Mỹ ở châu Phi vào năm 1998.

Chính phủ Mỹ giữ kín nhiều thông tin về cơ cấu tổ chức của Delta. Ngoài các binh sĩ chiến đấu, đặc nhiệm Delta cũng tuyển nhiều nhân viên tình báo và nhân viên hỗ trợ.

Trung đoàn Không vận 160

Các đội đặc nhiệm không chỉ gồm tay súng, mà còn quy tụ nhiều yếu tố quan trọng để bảo đảm chiến dịch thành công. Một trong số đó là kế hoạch triển khai binh sĩ đến chiến trường an toàn. Trong quân đội Mỹ, các phi công ưu tú của Trung đoàn đặc nhiệm Không vận 160 (thuộc Lục quân Mỹ), đảm nhận nhiệm vụ chuyên chở quân nhân đến các địa điểm mục tiêu.

Đơn vị sở hữu phi đội 200 trực thăng, gồm Ah-6, MH-6 Little Bird, MH-60M Black Hawk, MH-47G Chinook, và có thể cả trực thăng Black Hawk tàng hình cải tiến từng tham gia chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden.

Máy bay thuộc Trung đoàn 160 thả binh sĩ từ trên không. Ảnh: Southcom
Máy bay thuộc Trung đoàn 160 thả binh sĩ từ trên không. Ảnh: Southcom

Đội chiến thuật đặc biệt 24 (24 STS)

Cùng với Delta và SEAL Đội 6, Đội chiến thuật đặc biệt thứ 24 (thuộc Không quân Mỹ) là những lực lượng chủ lực của Bộ Chỉ huy đặc nhiệm liên quân (JSOC). 24 STS hỗ trợ nhân lực, gồm kỹ thuật viên điều khiển chiến đấu và lính nhảy dù cứu hộ, cho đặc nhiệm Delta và Đội 6.

24 STS không xuất kích độc lập. Thay vào đó, lực lượng đào tạo phi công để tham gia cùng Delta và Đội 6, với nhiệm vụ điều khiển các máy bay trong chiến dịch. 

Quy trình tuyển chọn và đào tạo binh sĩ tham gia 24 STS rất khắc nghiệt. Bên cạnh nhiệm vụ điều khiển phi cơ, lính biệt kích thuộc 24 STS còn có thể chiến đấu trên mặt đất cùng các đồng đội thuộc Delta, hoặc có khả năng bơi lặn giỏi như các thành viên đội SEAL của hải quân.

Lực lượng đặc nhiệm bí ẩn nhất nước Mỹ

Sự tồn tại của MARSOC, đơn vị chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ thuộc Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ được hé lộ từ năm 2008.

Đơn vị hỗ trợ tình báo (ISA)

Thông tin tình báo là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự thành - bại của một chiến dịch. JSOC đã thành lập đội tình báo riêng từ sau chiến dịch giải cứu con tin ở Iran vào năm 1980. Nhiệm vụ ban đầu của đội này là chuẩn bị thông tin và bảo đảm chiến dịch giải cứu công dân Mỹ lần 2 ở Tehran thiệt hại ở mức thấp nhất.

Dù Mỹ không tiến hành đợt giải cứu lần 2, JSOC không vì thế mà giải tán đội tình báo. Từ khi thành lập, ISA đã chứng tỏ hiệu quả hoạt động khi cung cấp thông tin dẫn đến sự thành công của nhiều chiến dịch. Thông tin về tổ chức và năng lực hoạt động của ISA không nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng thành viên của ISA tuyển chọn từ các lực lượng đặc nhiệm của Lục quân Mỹ.

Những 'bóng ma' đặc nhiệm Mỹ trong đêm

Lính đặc nhiệm Mỹ được trang bị kính nhìn đêm đặc biệt với ánh sáng xanh lập lòe như những bóng ma trong đêm tối.

Những sự thật ít biết về trung tâm đầu não của quân đội Mỹ

Lầu Năm Góc, trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, là tòa nhà văn phòng lớn nhất hành tinh nhưng công trình này hoàn toàn không có thang máy.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm