7 tàu sân bay kém năng lực đang hoạt động trên thế giới
Chủ nhật, 9/9/2018 05:43 (GMT+7)
05:43 9/9/2018
Tàu sân bay Kuznetsov của Nga thường xuyên gặp trục trặc động cơ, hay những công nghệ tối tân trên USS Gerald R. Ford của Mỹ chưa sẵn sàng để hoạt động.
Tàu sân bay Chakri Naruebet của Thái Lan: Kể từ khi được đưa vào hoạt động trong Hải quân Hoàng gia Thái Lan từ năm 1997, tàu sân bay duy nhất của Đông Nam Á gần như chỉ "đắp chiếu" tại cảng. Tàu được triển khai 3 lần vào các năm 2004, 2010 và 2011 để làm nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Chakri Naruebet chưa từng hoạt động với vai trò tàu sân bay đúng nghĩa. Vai trò của nó bị hạn chế do vấn đề ngân sách Thái Lan không đủ để vận hành tàu sân bay đúng chức năng của nó. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay Liêu Ninh (CV 16) của Trung Quốc: Con tàu vốn là một hàng không mẫu hạm lớp Kuznetsov chưa hoàn thành của Liên Xô. Trung Quốc mua lại nó từ Ukraine và tân trang lại thành tàu sân bay Liêu Ninh. CV 16 đi vào hoạt động từ năm 2012 và được cho là lặp lại các lỗi kỹ thuật trong hệ thống động lực nồi hơi, tương tự tàu sân bay của Liên Xô. Ảnh: Reuters.
Đô đốc Kuznetsov của Nga: Hệ thống động lực nồi hơi kém chất lượng là nguyên nhân hàng đầu khiến hàng không mẫu hạm duy nhất của Nga bị liệt kê vào danh sách. Mỗi lần triển khai hoạt động trên biển, luôn có một tàu kéo đi cùng để phòng trường hợp động cơ của tàu gặp trục trặc. Kuznetsov đang được sửa chữa lớn và không sẵn sàng hoạt động cho đến sau năm 2021. Ảnh: Reuters.
Tàu đổ bộ tấn công lớp Wasp của Mỹ: Nhiều chuyên gia quân sự đặt câu hỏi về vai trò của con tàu này trong biên chế Hải quân Mỹ, vì nó hầu như không được triển khai trong giai đoạn 2004-2011. Đầu tháng 8, USS Wasp được triển khai đến Nhật Bản với F-35B nhưng một nhà phân tích bày tỏ sự lo lắng với Military Times rằng đây là một con tàu rỗng. Ảnh: Hải quân Mỹ.
HMAS Canberra(L02) của Australia: Con tàu hoạt động với vai trò tàu sân bay trực thăng trong Hải quân Hoàng gia Australia. L02 mới được đưa vào hoạt động từ năm 2014 nhưng phải sửa chữa lớn vào năm 2017 vì lỗi kỹ thuật. Quá trình sửa chữa ban đầu dự kiến chỉ một tuần nhưng phải kéo dài tới 4 tháng. Ảnh: Hải quân Mỹ.
HMAS Adelaide
(L01): Là tàu "chị em" với HMAS Canberra được đưa vào hoạt động từ năm 2015. Năm 2017, L01 cũng phải trở về cảng để sửa chữa cùng thời điểm với L02. Chuẩn đô đốc Adam Grunsell, Trưởng bộ phận mua sắm và duy trì năng lực hàng hải, Hải quân Hoàng gia Australia nói rằng L01 và L02 có thể gặp vấn đề trong thiết kế. Ảnh: Hải quân Mỹ.
USS Gerald R. Ford (CVN-78): Hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới bị đưa vào danh sách vì những công nghệ tối tân trên tàu dường như chưa sẵn sàng để hoạt động. Eric Wertheim, chuyên gia hàng hải nổi tiếng nhận xét công nghệ trên CVN-78 quá mới và phức tạp nên cần thời gian để tinh chỉnh. Điều đó làm giảm năng lực tác chiến của nó. Ảnh: Hải quân Mỹ.
Hai tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ đã chặn 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 của Nga tập trận gần Alaska. Vụ việc diễn ra vào thời điểm Nga tập trận lớn chưa từng có.
Tổng thống đắc cử Donald Trump được cho là đã ấp ủ kế hoạch làm rung chuyển giới lãnh đạo của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bằng cách loại bỏ giám đốc của cơ quan này, theo CNN.