Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

7 năm không xong thủ tục, 2 dự án bãi rác ở Hà Nội có thể bị thu hồi

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu sở, ngành liên quan xem xét năng lực của chủ đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác Châu Can. Nếu không đảm bảo, thành phố xem xét thu hồi dự án với đơn vị này.

Mở đầu phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND Hà Nội sáng 7/7, ông Nguyễn Nguyên Quân (Trưởng ban Đô thị - HĐND thành phố), đặt câu hỏi về tiến độ và năng lực nhà đầu tư của hai dự án nhà máy rác thải Châu Can (huyện Phú Xuyên) và nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong (huyện Chương Mỹ).

Sau 7 năm kể từ khi phê duyệt chủ trương, hai dự án này vẫn chưa hoàn thiện thủ tục để triển khai dù Hà Nội từng khẳng định quyết tâm thực hiện.

Chủ đầu tư muốn tăng vốn, nâng công suất

Trả lời chất vấn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Đỗ Anh Tuấn cho biết với Nhà máy xử lý rác Châu Can, đơn vị đã có văn bản đôn đốc chủ đầu tư. Sau khi HĐND chất vấn vào cuối năm 2021, chủ đầu tư đề xuất thay đổi chủ trương đầu tư, nâng công suất của dự án, tăng vốn, điều chỉnh tiến độ…

Tuy nhiên, dự án đến nay chưa tiến hành giải phóng mặt bằng, chưa lựa chọn được công nghệ xử lý, năng lực của chủ đầu tư hạn chế… khiến công tác thực hiện gặp nhiều khó khăn.

"Sở cũng đang tiến hành rà soát, kiểm tra nội dung liên quan việc mở rộng diện tích triển khai dự án này. Nếu không đảm bảo các quy định đề ra, thành phố sẽ xem xét thu hồi dự án", ông Tuấn nói.

Trao đổi thêm, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết thành phố đã quyết định chủ trương đầu tư và giao Công ty Môi trường đô thị Thăng Long từ năm 2015.

Ông đề nghị Sở KH&ĐT xem xét kỹ năng lực của nhà đầu tư này. "Nếu không thực hiện sẽ thu hồi để kêu gọi nhà đầu tư khác hoặc đầu tư công", ông Đông chỉ đạo. Dự án này có tổng vốn đầu tư 216 tỷ đồng.

nha may rac cham tien do anh 1

Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Trọng Đông trả lời tại phiên chất vấn của HĐND thành phố sáng 7/7. Ảnh: M.H.

Với kinh phí đầu tư 117 tỷ đồng, nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong có công suất dự kiến xử lý 460 tấn rác/ngày đêm. Giám đốc Sở Xây dựng Võ Nguyên Phong cho biết chủ đầu là Công ty Cổ phần Môi trường Xuân Mai đề xuất nâng công suất lên 2.000 tấn rác/ngày đêm. Sở đã làm việc với Bộ Xây dựng để xem xét việc này.

Lãnh đạo Sở Xây dựng lưu ý thêm cần xem xét nhiều yếu tố về trật tự an ninh và địa chất khu vực xung quanh việc triển khai nhà máy xử lý rác thải Núi Thoong.

Lãnh đạo Hà Nội yêu cầu Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Xây dựng trong vòng một tháng phải báo cáo và đề xuất với UBND thành phố về tiến độ cũng như cách xử lý với hai dự án trên.

Ngập úng không phải do trạm bơm chậm tiến độ

Trả lời chất vấn về đường trục phía nam của Hà Nội vẫn còn 23 km nữa chưa triển khai được, Giám đốc Sở KH&ĐT Đỗ Anh Tuấn cho biết theo báo cáo, dự án này chậm triển khai do mâu thuẫn tranh chấp 920 tỷ đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu.

Sở đã làm việc với các đơn vị liên quan để tháo gỡ tranh chấp và đang tiếp tục rà soát, tháo gỡ nội dung còn vướng mắc.

Nhấn mạnh việc đầu tư đường trục phía nam có vai trò đặc biệt quan trọng, Phó chủ tịch Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin thêm việc năm 2017, Thanh tra Chính phủ kết luận công ty Cổ phần giao thông Cienco 5 phải nộp vào ngân sách gần 1.700 tỷ, nhưng đến nay đơn vị mới nộp gần 600 tỷ. Số tiền còn lại vẫn đang tranh chấp.

"Trước 15/7, Thanh tra thành phố có báo cáo trên cơ sở rà soát các vấn đề liên quan. Đến tháng 9, thành phố sẽ quyết định để triển khai kết luận của Thanh tra Chính phủ và các nội dung khác, như xem xét lại việc gia hạn thời gian hợp đồng với công ty", ông Tuấn cam kết.

nha may rac cham tien do anh 2

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội trả lời về một số dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Ảnh: M.H.

Liên quan tiến độ dự án trạm bơm Yên Nghĩa, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, cho biết dự án xây dựng trạm bơm này "chậm tiến độ 6 tháng so với phê duyệt của thành phố, không phải 10 năm như đại biểu nêu".

Nguyên nhân chậm là vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Tổng diện tích giải phóng mặt bằng tại quận Hà Đông là 370.000 m2 nhưng hiện còn 145.000 m2 là nơi ở của 593 hộ dân vẫn chưa bàn giao, do gặp khó trong công tác xác định nguồn gốc đất.

"Dự án tạm dừng thi công từ cuối năm 2019 đến nay ảnh hưởng đến công tác tiêu thoát nước của hệ thống. Nhưng trạm bơm này chậm tiến độ không phải nguyên nhân chính gây ngập úng cho khu vực phía tây Hà Nội thời gian qua", ông Mỹ khẳng định.

Trong khi đó, Phó chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền lại thừa nhận việc triển khai chậm dự án đã có ảnh hưởng một phần đến công tác tiêu thoát úng ở khu vực phía tây thủ đô.

Về việc Hà Nội thường xuyên ngập úng trong thời gian qua, ông Quyền cho biết thành phố đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các nhà thầu tập trung khơi thông toàn bộ kênh La Khê để đảm bảo đưa nguồn nước vào hệ thống trạm bơm vận hành.

Rác thải chất đống, ùn ứ nhiều ngày tại Hà Nội Nhiều ngày qua, tình trạng rác thải ùn ứ xuất hiện ở nhiều tuyến phố thuộc quận Thanh Xuân và Cầu Giấy. Rác tồn lâu ngày bốc mùi gây mất vệ sinh, cản trở giao thông.

Bãi rác Xuân Sơn đề nghị tạm dừng tiếp nhận rác từ tối 23/6

Lượng nước rác phát sinh hàng ngày không được xử lý, dẫn đến tổng khối lượng nước rác lưu chứa tại các hồ tính đến ngày 23/6 đã lên đến 70.153 m3/71.000 m3.

Làng cổ Đường Lâm sẽ mất nếu không được bảo vệ

Bí thư Thị ủy Sơn Tây đề xuất HĐND Hà Nội sớm nghiên cứu và có nghị quyết chuyên đề bảo vệ làng cổ Đường Lâm trước nguy cơ di tích này có thể biến mất.

Bí thư Hà Nội: Dự án vành đai 4 rất cấp bách

Bí thư Hà Nội cho biết dự án vành đai 4 có ý nghĩa quan trọng và rất cấp bách. Thành phố đã phân công nhiệm vụ cụ thể để đạt tiến độ từ giải phóng mặt bằng đến tái định cư.

Mỹ Hà

Bạn có thể quan tâm