Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 cách giúp giảm đau thần kinh tọa khi mang thai

Theo Health Shots, đặt túi nước nóng lên nơi bị đau, tránh ngồi lâu, thực hiện bài tập uốn lưng là những cách giúp phụ nữ giảm đau dây thần kinh tọa khi mang thai.

Thai phụ có thể nằm duỗi chân để hạn chế đau dây thần kinh tọa. Ảnh: Mahoo Studio.

Khi mang thai, phụ nữ có xu hướng tập trung nhiều hơn vào sức khỏe của bản thân và em bé. Họ thường cảm thấy đau nhức ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Nếu thai phụ cảm thấy đau nhói ở mông hoặc lưng dưới rồi lan xuống chân, đầu gối và bàn chân, đây có thể là dấu hiệu của đau thần kinh tọa.

Health Shots thông tin đau thần kinh tọa là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả cơn đau dữ dội, xuất phát từ mông hoặc lưng và lan xuống chân. Tình trạng này xảy ra khi dây thần kinh hông bị nén bởi đĩa đệm phồng lên hoặc bị kích thích bởi cơ piriformis và quá trình mang thai.

Nó chủ yếu là đau một bên, có thể nhẹ hoặc nặng tùy mức độ. Thậm chí, đau thần kinh tọa còn ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày dựa vào cường độ làm việc. Do đó, phụ nữ bị đau dây thần kinh tọa không nên cố mang vác những vật nặng.

Chia sẻ với Health Shots, tiến sĩ Latha Balasundaram, Trưởng khoa Vật lý trị liệu, Bệnh viện Fernandez, Hyderabad (Ấn Độ), liệt kê những cách giúp kiểm soát đau thần kinh tọa khi mang thai.

Đặt túi nước nóng lên nơi bị đau

Theo bà Balasundaram, nguyên nhân dẫn đến đau thần kinh tọa khi mang thai là do trọng lượng của tử cung ngày càng lớn, dây chằng vùng chậu lỏng lẻo, cơ chế sinh học bị thay đổi và giữ nước trong thời kỳ mang thai. Ở giai đoạn sau, đầu của em bé cũng có thể đè trực tiếp lên dây thần kinh gây ra cơn đau.

Vì vậy, khi phát hiện cơn đau, thai phụ nên đặt một túi nước nóng lên vùng đó. Túi nước nóng có thể giúp tăng lưu lượng máu đến nơi bị đau, tạo ra cảm giác thư giãn cho các cơ và giảm viêm hiệu quả.

Tránh ngồi lâu

Trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ nên thường xuyên thay đổi tư thế để duy trì cảm giác thoải mái, giảm nguy cơ căng cơ và hạn chế đau nhức do ngồi quá lâu.

Thay vì ngồi yên một chỗ, thai phụ có thể cân nhắc đi dạo hoặc hoạt động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành và tạo niềm vui cho bản thân.

Duỗi chân nhẹ nhàng

Phụ nữ có thể kiểm soát cơn đau dây thần kinh tọa bằng cách ngồi trên ghế, sau đó duỗi thẳng chân bị đau và di chuyển bàn chân tới lui quanh mắt cá.

Việc làm này không chỉ vừa thư giãn, mà còn tạo cảm giác giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp này cũng tương đối dễ áp dụng, để giảm bớt việc di chuyển khó khăn khi thai nhi phát triển ngày càng lớn.

Kéo dài cơ piriformis

Liệu pháp này có thể được thực hiện ở tư thế ngồi hoặc nằm ngửa. Bà Balasundaram khuyên bệnh nhân nên đặt chân đau lên đầu gối của chân không đau mỗi khi ngồi trên ghế. Kế đến, giữ thẳng lưng và trong lúc duy trì tư thế, cố gắng cúi người về phía trước từ hông.

dau than kinh toa anh 1

Một số bài tập yoga giúp phụ nữ giảm đau dây thần kinh tọa. Ảnh: OBGYN.

Thực hiện những bài tập uốn lưng

Trong khi những bài tập gập lưng giúp kích hoạt các cơ co duỗi cột sống - một nhóm cơ chạy dọc theo mặt sau của cột sống và hỗ trợ tư thế thẳng đứng của cơ thể. Những bài tập uốn lưng lại có lợi cho đau thần kinh tọa nhiều hơn.

Một số bài tập uốn lưng trong yoga được đề xuất cho phụ nữ mang thai là tư thế rắn hổ mang, tư thế nhân sư...

Hạn chế gập người về phía trước

Đối với phụ nữ bị đau dây thần kinh tọa, hạn chế uốn cong về phía trước là điều rất cần thiết. Nguyên nhân là khi cúi người về phía trước, các đĩa đệm và cơ ở cột sống sẽ bị căng ra, từ đó có thể làm trầm trọng thêm cơn đau hiện tại hoặc xuất hiện những chấn thương mới.

Tuy nhiên, thai phụ lưu ý nếu những cách nêu trên không phát huy hiệu quả, thậm chí làm nghiêm trọng thêm vấn đề, họ hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Vì sao phụ nữ thèm ăn khi mang thai?

Theo HerZindagi, việc thèm ăn khi mang thai là cách cơ thể chỉ ra dưỡng chất còn thiếu và thôi thúc thai phụ bổ sung ngay lập tức.

Minh Uyên

Bạn có thể quan tâm