Cụ thể, Tập đoàn đầu tư vào đổi mới công nghiệp Nhật Bản, thuộc chính phủ Nhật Bản, cùng nhà xuất bản truyện tranh Shogakukan (đơn vị xuất bản Thám tử Conan, Frieren) và 8 công ty khác sẽ đầu tư 2,92 tỷ yen (khoảng 19 triệu USD) vào một công ty khởi nghiệp AI nhằm mục đích sử dụng AI để dịch và phát hành hơn 50.000 bộ truyện manga ra thế giới trong 5 năm tới.
Công ty nhận được đầu tư là Orange, được thành lập vào năm 2021. Quy tụ nhiều biên tập viên truyện tranh, nhà sản xuất AI, nhà phát triển trò chơi, ..., Orange tuyên bố họ có thể dịch một tập truyện tranh chỉ trong vài ngày. Hiện công nghệ AI của Orange được cho là có thể dịch manga với thời gian bằng 1/10 so với quy trình hoàn toàn do con người dịch.
Orange cũng đang hợp tác với các nhà xuất bản truyện tranh khác và các tác phẩm được dịch bằng AI của họ sẽ ra mắt tại Mỹ trong mùa hè này thông qua ứng dụng sắp ra mắt "emaqi". Các đầu truyện được ra mắt sẽ bao gồm manga dành cho độc giả nam, nữ và lứa tuổi trưởng thành. Orange cũng đang nhắm đến mở rộng sang các thị trường nói tiếng Tây Ban Nha và Ấn Độ.
Độ trễ giữa các tác phẩm xuất bản tại Nhật Bản và thị trường nước ngoài là một trong nhiều nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm bản quyền truyện tranh diễn ra nghiêm trọng. Ảnh: Animenomics. |
Phản ứng về AI trong sáng tạo truyện tranh
Những tuyên bố và định hướng phát triển AI của Orange đang nhận được cả sự tán thưởng và hoài nghi. Trước Orange, việc tập đoàn giải trí Mỹ Crunchyroll tuyên bố sẽ thử nghiệm sử dụng AI trong viết nội dung cho anime cũng đã vấp phải phản ứng dữ dội từ cả người hâm mộ và các dịch giả.
Nhiều dịch giả tuyên bố rằng họ đã bị sa thải và được tuyển dụng lại để làm việc cùng AI. Với lý do họ không cần sử dụng nhiều chất xám như trước, các ưu đãi công việc của dịch giả sau khi ký hợp đồng bị hạ thấp. Tuy nhiên, các bản dịch của AI hiện tại có chất lượng rất kém và dịch giả vẫn phải bỏ công sức như trước.
Tuy nhiên, Nikkei lại cho rằng AI mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nhà sáng tạo manga.
Theo thông tin từ nhóm chống vi phạm bản quyền Nhật Bản CODA, ước tính mức thiệt hại trong ngành xuất bản manga do vi phạm bản quyền hiện tại là từ 2,57 tỷ USD - 5,4 tỷ USD. Một yếu tố chính góp phần dẫn đến tình trạng này là độ trễ giữa các bản phát hành ở Nhật Bản và các khu vực nước ngoài như Bắc Mỹ.
Mỹ hiện là quốc gia có tình trạng vi phạm bản quyền manga nghiêm trọng nhất thế giới. Theo bản “Đánh giá dữ liệu vi phạm bản quyền năm 2023” của công ty phân tích dữ liệu MUSO, vi phạm bản quyền truyện tranh tại Mỹ chiếm hơn 13% tổng vi phạm trên toàn cầu.
Do đó, với sự hỗ trợ của AI, độ trễ phát hành truyện tranh và manga tại Nhật Bản và toàn cầu, trong đó có Mỹ, sẽ được giảm đáng kể. Tỷ lệ các vụ vi phạm bản quyền, dịch lậu và phát hành lậu truyện cũng sẽ giảm và mang lại lợi ích cho các nhà sáng tạo chân chính.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@zingnews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng