Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 nhiệm vụ không gian được chờ đợi nhất năm 2017

Các nhà khoa học sẽ tiếp tục công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất với các thiết bị mới đắt tiền và hiện đại, đồng thời kết thúc sứ mệnh Sao Thổ đã kéo dài hơn một thập kỷ qua.

Cuộc tìm kiếm những thế giới mới Sau khi đi vào hoạt động, vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) sẽ dùng 4 máy ảnh để quét toàn bộ bầu trời, tìm kiếm những hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời hay còn gọi là ngoại hành tinh. TESS sẽ theo dõi hơn 500.000 ngôi sao sáng nhất để phát hiện những hành tinh quá cảnh qua chúng. Hoạt động của TESS nhằm tìm kiếm các hành tinh giống với Trái Đất và có thể hỗ trợ sự sống.

'Thợ săn ngoại hành tinh' bắt đầu nhiệm vụ

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ tiếp tục nhiệm vụ tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời (ngoại hành tinh) trong năm nay. Họ đang hợp tác với SpaceX để ra mắt Vệ tinh Khảo sát Ngoại hành tinh Quá cảnh (TESS) trong tháng 12.

“Thợ săn” TESS sẽ theo dõi hơn 200.000 ngôi sao, từ những hành tinh khí khổng lồ cho tới những hành tinh tiềm năng có thể giống với Trái Đất.

Khởi động Vệ tinh Nhận dạng Ngoại hành tinh

Năm 2017, hai kính viễn vọng không gian sẽ được đưa vào hoạt động. Chiếc thứ 2 chính là Vệ tinh Nhận dạng Ngoại hành tinh CHEOPS của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA).

Khác với kính thiên văn TESS của NASA, CHEOPS có nhiệm vụ quan sát các hành tinh đã được biết đến gần các hành tinh chủ. Nhờ vậy, nó sẽ cung cấp những thông tin mới về các hành tinh hiện tại.

“CHEOPS được thiết kế để nhạy cảm với các hành tinh có kích thước lớn hơn Trái Đất vài lần cho tới kích thước của Sao Hải Vương”, trang web của ESA giải thích. ESA cũng tổ chức một cuộc thi vẽ cho trẻ em để chọn ra bức vẽ làm mẫu khắc lên CHEOPS.

Đếm ngược tới biên giới cuối cùng

Điều hướng trong không gian là một việc khó khăn, đặc biệt khi đồng hồ giữa các hành tinh cần được đồng bộ kịp thời. Trước đây, người ta phải thực hiện việc này dựa vào Mạng lưới Không gian tầm sâu (DSN), hệ thống bao gồm các ăng-ten được đặt trên toàn cầu và một đồng hồ nguyên tử siêu chính xác.

Tuy nhiên, không gian đang ngày càng trở nên đông đúc, không chỉ bởi các vật thể gần Trái Đất như sao chổi hay tiểu hành tinh. Vô số sứ mệnh không gian được tiến hành đã làm cho tổng đài DSN bị quá tải. Giải pháp được NASA đưa ra là một chiếc đồng hồ nguyên tử mới mang tên Đồng hồ Nguyên tử Không gian Sâu (DSAC).

DSAC sử dụng các ion thủy ngân để đo thời gian. Chiếc đồng hồ mới này nhỏ hơn, nhẹ hơn và chính xác hơn bất kỳ đồng hồ nào từng được sử dụng trước đây trong vũ trụ.

DSAC được dự kiến ra mắt vào đầu năm nay khi tên lửa SpaceX Falcon Heavy được phóng lên. Sau đó, chiếc đồng hồ sẽ được vận hành 1 năm trong không gian để thử nghiệm độ bền, tính ổn định và chính xác trong môi trường vũ trụ khắc nghiệt.

DSAC được kỳ vọng sẽ tạo nên một cuộc cách mạng đối với việc điều hướng trong không gian. Các nhà khoa học đang đếm ngược cho tới khi thiết bị tiên tiến này sẵn sàng cho chuyến du hành vào vũ trụ, mở ra giới hạn mới cho nhiệm vụ khám phá không gian của nhân loại trong tương lai.

Chuyến đi khứ hồi của Trung Quốc tới Mặt Trăng

Chương trình không gian của Trung Quốc đã đi từ những bước khởi đầu chập chững cho tới những thành công nhất định trong năm ngoái. Vào năm 2017, họ sẽ tiếp tục tăng cường vị thế trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ bằng một nhiệm vụ khá tham vọng hướng tới Mặt Trăng.

nhiem vu khong gian 2017 anh 1
Sau khi đáp xuống từ tàu vũ trụ Hằng Nga 3, robot Thỏ Ngọc của Trung Quốc đã thăm dò bề mặt Mặt Trăng và chụp ảnh gửi về Trái Đất. Ảnh: Xinhua.

Sau khi đáp xuống bề mặt Mặt Trăng, robot thăm dò của Trung Quốc đã có thời gian lang thang trên đó trong nhiều tháng. Tuy nhiên, nhiệm vụ lần nay sẽ khó khăn hơn vì đây là một chuyến đi khứ hồi.

Trong nhiệm vụ Hằng Nga 5, họ kỳ vọng sẽ đưa được thiết bị lên bề mặt Mặt Trăng, thu thập mẫu vật mang về Trái Đất. Đây không phải là vấn đề tầm thường vì tàu thăm dò cần vượt qua được sức nóng dữ dội khi đáp xuống Địa Cầu. Trong lịch sử, chỉ có hai quốc gia là Mỹ và Nga từng thực hiện thành công nhiệm vụ này.

‘Màn trình diễn cuối cùng’ của tàu thăm dò Cassini

Sau 13 năm khám phá Sao Thổ, dạo chơi trên mặt trăng Enceladus, tàu thăm dò Cassini của NASA sẽ có màn diễn cuối “bùng cháy” vào ngày 15/7/2017.

Từ tháng 4 năm nay, Cassini sẽ hạ dần xuống gần bề mặt Sao Thổ, đến những phần chưa từng được khám phá nằm giữa Sao Thổ và vành đai của nó. Tàu thăm dò sẽ thu thập càng nhiều thông tin và hình ảnh càng tốt trước khi bị đốt cháy trong thượng tầng khí quyển của Sao Thổ.

Bề mặt khắc nghiệt của Sao Thổ sẽ là nơi đáp xuống cuối cùng của Cassini, chính thức khép lại sứ mệnh đầy tham vọng nhằm giải mã những bí ẩn của hành tinh khí khổng lồ này trong hơn một thập kỷ qua.

Tàu thăm dò không gian Cassini được phóng thành công Tàu Cassini được phóng lên từ Mũi Canaveral, Florida, vào ngày 15/10/1997, bắt đầu cuộc hành trình 7 năm, qua 3,5 tỷ km tới Sao Thổ và mặt trăng Titan của nó.

Thế giới đón Vành lửa mặt trời, Nguyệt thực nửa tối năm 2017

Trong năm 2017, thế giới sẽ có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên, nguyệt thực nửa tối, nguyệt thực một phần và 4 cơn mưa sao băng lớn.

Các phi hành gia đón năm mới ở trạm vũ trụ quốc tế

Các phi hành gia được đón giao thừa nhiều lần liên tiếp và cùng có một bữa tiệc không bia rượu.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm