Sự kiện thiên văn nổi bật nhất trong năm là hai lỗ đen va vào nhau hồi tháng 2. Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học chứng minh được giả thuyết về sóng hấp dẫn của Einstein, đặt một dấu ấn quan trong cho ngành thiên văn học trong năm 2016. Ảnh minh họa cú va chạm được máy tính tạo ra. Ảnh: NASA. |
Tinh vân Nebula trong một bức ảnh chụp hồi tháng 2 bởi kính thiên văn. Tinh vân này cách Trái Đất 7 năm ánh sáng, gấp 1,5 lần khoảng cách từ Mặt Trời tới hệ sao gần nhất. Ảnh: NASA. |
Kính thiên văn Hubble ghi lại hình ảnh của thiên hà NGC 6814. Đây là một nguồn phát tia X và các nhà khoa học cho rằng có một lỗ đen khổng lồ với kích thức gấp 18 triệu lần Mặt Trời ở tâm thiên hà. Ảnh: NASA. |
Vẻ đẹp huyền ảo của Charon, mặt trăng lớn nhất của Sao Diêm Vương, được chụp bởi tàu vũ trụ Horizons của NASA . Phần màu đỏ ở đỉnh của nó được các nhà khoa học giải thích là do hấp thụ metan từ bầu khí quyển của sao này. Ảnh: NASA. |
Một vùng màu đen trên bề mặt của Mặt Trời được ghi lại bởi đài quan sát của NASA. Đây được cho là nguyên nhân gây ra bão mặt trời hồi tháng 4 năm nay. Ảnh: NASA. |
Các ngôi sao và ánh sáng từ Trái Đất trong một bức ảnh phơi sáng. Bức ảnh được chụp bởi các phi hành gia từ Trạm vũ trụ quốc tế khi nó quay quanh Trái Đất với tốc độ hơn 28.000 km hồi tháng 10. Ảnh: NASA. |
Hiện tượng cực quang ở phía Bắc Canada, ngay gần thủ đô Vancouver hồi tháng 1. Quanh đó là dãy núi Rockies. Bức ảnh được chụp bởi phi hành gia Tim Peake ở Trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: NASA. |
Một vệt sao băng qua bầu trời sáng sớm trong cơn mưa sao băng Perseid ở Ramon Crater, phía Nam Israel hồi tháng 8. Mưa sao băng Perseid xuất hiện tháng 8 hằng năm khi Trái Đất đi qua quãng đường chứa các mảnh vỡ do sao chổi cổ đại Swift - Tuttle để lại. Ảnh: Reuters. |
Một cơn bão đang ập vào vùng bờ Đông nước Mỹ. Ảnh được chụp từ Trạm vũ trụ quốc tế. Ảnh: NASA. |
Các phi hành gia từ Trạm vụ trụ quốc tế chuẩn bị đáp xuống Trái Đất qua một khoang hạ cánh của tàu Soyuz TMA-20M hồi tháng 9. Ảnh: NASA. |