Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 khám phá vũ trụ gây kinh ngạc trong năm 2016

Công cuộc khám phá không gian trong năm qua đã đem đến những phát hiện đáng kinh ngạc, mở ra những lý thuyết mới và đẩy giới hạn của nhân loại tiến xa hơn trong vũ trụ rộng lớn.

kham pha vu tru 2016 anh 1
Xác định hành tinh có thể sinh sống: Kính viễn vọng Kepler của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã quét đến 150.000 ngôi sao trong những năm gần đây. Nhờ vậy, vào tháng 5 năm nay, họ đã phát hiện thêm 1.284 hành tinh mới, nhiều gấp đôi số lượng ngoại hành tinh đã biết trong vũ trụ. Về mặt lý thuyết, 9 hành tinh trong số đó có thể sinh sống được. Trong tháng 8, các nhà khoa học đã tìm được hành tinh lân cận giống với Trái Đất, hay "Trái Đất thứ hai". Hành tinh này được đặt tên là Proxima B. Ảnh: ESO.
kham pha vu tru 2016 anh 2
Proxima B quay quanh ngôi sao gần nhất mang tên Proxima Centauri, ngôi sao lùn đỏ chỉ cách 4 năm ánh sáng. Proxima B ở khoảng cách đủ gần so với Proxima Centauri để nước không bị đóng băng hay đun sôi. Các nhà khoa học đang tìm cách đưa tàu thăm dò không người lái lên hành tinh này để xem có tồn tại sinh vật ngoài hành tinh trên đó hay không. Tuy nhiên, nhiệm vụ này có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Ảnh: ESO.
kham pha vu tru 2016 anh 3
Giai đoạn cuối của sứ mệnh Sao Mộc thành công: Các nhà khoa học NASA vừa mừng rỡ vừa thở phào nhẹ nhõm khi tàu thăm dò Juno tiếp cận thành công quỹ đạo của hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời vào tháng 7. Sau 5 năm được phóng đi, tàu thăm dò đã tiến được vào quỹ đạo của Sao Mộc trong 35 phút căng thẳng cuối cùng của sứ mệnh. Con tàu này sẽ dành 14 tháng tiếp theo quay quanh Sao Mộc, thu thập những thông tin quan trọng nhằm đem lại cho các nhà khoa học lời đáp về khí quyển và lõi của hành tinh khí khổng lồ này. Ảnh: NASA.

 

kham pha vu tru 2016 anh 4
Thành phần cấu tạo của Sao Mộc vẫn còn là một bí ẩn khó lý giải cho đến nay. Việc Juno tiến đến rất gần môi trường khắc nghiệt của Sao Mộc cho phép nhân loại nghiên cứu về bầu khí quyển của nó. Từ đó, chúng ta có thể hiểu về nguồn gốc của Sao Mộc cũng như các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, kể cả Trái Đất. Hành tinh khí khổng lồ nhiều khả năng là hành tinh được tạo thành đầu tiên và có tác động lớn đến sự hình thành của các hành tinh khác. Ảnh: NASA.
kham pha vu tru 2016 anh 5
Bằng chứng mới về hành tinh thứ 9: Trong năm nay, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy Hệ Mặt Trời của chúng ta có thể có hành tinh thứ 9 với khối lượng gấp 10 lần Trái Đất và ẩn khuất phía xa sau Sao Hải Vương. Hành tinh thứ 9 không thể được quan sát trực tiếp do ở quá xa Mặt Trời. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ California đã sử dụng máy tính mô phỏng quỹ đạo một số vật thể bên ngoài Sao Hải Vương và nhận thấy khả năng hiện diện của nó. Ảnh: Caltech.

 

kham pha vu tru 2016 anh 6
Vũ trụ quan sát được lớn gấp 10 ước tính của con người: Có ít nhất 2.000 tỷ thiên hà tồn tại trong vũ trụ quan sát được, nhiều gấp 10 lần số lượng ước đoán của các nhà khoa học. Bằng cách sử dụng kính viễn vọng không gian Hubble, một nhóm các nhà thiên văn đã biên soạn ra hình ảnh trong 20 năm từ các đài quan sát quốc tế. Họ đã tạo ra mô hình 3D của 200 tỷ thiên hà tồn tại theo ước tính của chúng ta. Ảnh: NASA, ESA

 

kham pha vu tru 2016 anh 7
 Tuy nhiên, mô hình này đã tiết lộ có ít nhất 1.800 tỷ thiên hà nữa ngoài vũ trụ. Chỉ 10% trong số đó có thể quan sát được bằng những kính thiên văn mạnh nhất. Điều này có nghĩa 90% các thiên hà trong vũ trụ vẫn chưa được nghiên cứu. Trong ảnh là thiên hà xoắn ốc NGC 6814 với phần tâm sáng chói và các nhánh quét đẹp mắt được chụp bởi kính viễn vọng không gian Hubble. Ảnh: ESA/Hubble & NASA.
kham pha vu tru 2016 anh 8
Nỗ lực đáp xuống Sao Hỏa của châu Âu thất bại: Không phải tất cả các nỗ lực thăm dò không gian trong năm nay đều đem lại vinh quang. Một lần nữa, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) lại gặp khó khi chinh phục hành tinh đỏ. Hồi tháng 10, ESA cùng Cơ quan Vũ trụ Nga đã tìm cách đưa tàu thăm dò Schiaparelli đổ bộ xuống bề mặt Sao Hỏa. Tuy nhiên, họ đã mất liên lạc với con tàu. Sau nhiều ngày lo lắng và hồi hộp, họ kết luận Schiaparelli

 

đã vỡ tan khi rơi xuống bề mặt đá của hành tinh đỏ. Ảnh: ESA.
kham pha vu tru 2016 anh 9
Bức ảnh được NASA chụp lại sau đó cho thấy một vệt đen xuất hiện ở khu vực được cho là nơi tàu đổ bộ Schiaparelli đáp xuống. Điều này xác nhận việc con tàu đã va chạm với bề mặt Sao Hỏa khi hạ cánh. Theo báo cáo, con tàu đã bay với tốc độ 540 km/h thay vì nhẹ nhàng lướt xuống điểm dừng do máy tính đã đánh giá sai độ cao của nó. Ảnh: ESA.

 

kham pha vu tru 2016 anh 10
Sứ mệnh Sao Thổ: Trong tháng 12, tàu vũ trụ Cassini của NASA đã bắt đầu một nhiệm vụ chưa từng có khi lướt qua vành đai Sao Thổ. Sau gần 20 năm kể từ khi được phóng lên, Cassini sẽ thâm nhập vào rìa ngoài của vành đai Sao Thổ nhằm quan sát một số vệ tinh mini của nó, lấy mẫu các loại hạt và khí ở vành đai. Ảnh: NASA.
kham pha vu tru 2016 anh 11
Tháng 9/2017, Cassini sẽ thực hiện công việc cuối cùng là lao xuống bầu khí quyển của Sao Thổ nhằm gửi những dữ liệu quan trọng tới các nhà khoa học của NASA trước khi bị nuốt chửng bởi môi trường khắc nghiệt ở đây. Trong ảnh, vòng nhẫn C bên trong Sao Thổ trải ra những lớp khác nhau được tàu vũ trụ Cassini chụp lại. Ảnh: NASA.
kham pha vu tru 2016 anh 12
Cassini sẽ không thể chia sẻ những khám phá của nó khi du hành ngoài Trái Đất nếu không nhờ Mạng lưới Không gian Sâu (DSN). Đây là mạng lưới thông tin liên lạc liên hành tinh, tập hợp các antenna radio trên toàn cầu nhằm lắng nghe và trò chuyện với đội tàu vũ trụ của NASA khi chúng khám phá Hệ Mặt Trời. Một số người cho rằng nhân loại đã mất đi khao khát phiêu lưu qua những sứ mệnh không gian kể từ thời kì huy hoàng của sứ mệnh Apollo và sự kiện đổ bộ xuống Mặt Trăng. Tuy nhiên, năm 2016 đã đem đến cho chúng ta những khoảnh khắc phi thường khi nhân loại tiếp tục thúc đẩy bản thân đi đến những giới hạn xa hơn trong vũ trụ. Ảnh: NASA.
Hành trình tìm kiếm hành tinh giống trái đất Việc phát hiện 3 hành tinh có kích thước tương đương trái đất và tồn tại các vùng có thể sinh sống sẽ mở ra một hướng mới trong cuộc tìm kiếm dấu vết sự sống trong vũ trụ.

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất năm 2016

Cực quang ở Canada và sự va chạm của các lỗ đen... là 2 trong số những bức ảnh đẹp nhất về vũ trụ trong năm 2016.

Vũ trụ có thể đang bắt đầu lụi tàn?

Một số chuyên gia cảnh báo hiện tượng mức năng lượng trong vũ trụ đang xuống thấp, cho rằng đây có thể là báo hiệu giai đoạn vũ trụ lụi tàn xảy ra trong 10 tỷ năm tới.



Tuyet roi o sa mac Sahara nhin tu vu tru hinh anh

Tuyết rơi ở sa mạc Sahara nhìn từ vũ trụ

0

Vệ tinh quan sát trái đất của NASA đã chụp được những hình ảnh tuyết phủ các vùng ở sa mạc tại Bắc Phi, hiện tượng lần đầu tiên xảy ra sau 37 năm.

Tuyết Mai

Bạn có thể quan tâm