Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

5 kịch bản của vụ máy bay Algeria

Rất nhiều giả thiết đã được đặt ra, nhưng đâu mới là nguyên nhân thực sự khiến chiếc máy bay mang số hiệu MD-83 của Air Algerie gặp nạn hôm 24/7?

Phi cơ mang số hiệu MD-83 của Swiftair, tương tự với chiếc máy bay vừa gặp nạn ở Algerie. Ảnh: Reuters

Trục trặc kỹ thuật

Bất chấp sự gia tăng của các thảm họa hàng không trong thời gian gần đây, tai nạn máy bay thực tế vẫn rất hiếm khi xảy ra. Nhưng một khi đã có va chạm, sự cố kỹ thuật luôn là nguyên nhân đầu tiên mà người ta nghĩ đến. 

Thảm họa hàng không nghiêm trọng nhất đối với một chiếc máy bay xảy ra vào năm 1985, khi chiếc phi cơ Boeing 747 của hãng hàng không Japan Airlines bất ngờ mất kiểm soát và đâm thẳng vào ngọn núi Takamagahara, nằm cách thủ đô Tokyo khoảng 100 km, chỉ 44 phút sau khi cất cánh. Vụ tai nạn khiến 15 thành viên của tổ bay và 505 hành khách thiệt mạng.

Giới chức Nhật Bản cho biết, một sai sót trong lần bào trì trước đó đã làm yếu vách ngăn áp lực phía sau chiếc phi cơ và khiến nó bị hỏng trong khi đang bay. 

Tuy nhiên, theo một chuyên gia hàng không của Pháp, chiếc máy bay vẫn "ở trong tình trạng tốt" và vượt qua mọi cuộc kiểm tra trước ngày xảy ra vụ tai nạn. 

Máy bay của Air Algerie đang trong 'tình trạng tốt'

Phi cơ mang số hiệu AH5017 của hãng hàng không Air Algerie vừa được kiểm tra "hai hoặc ba ngày trước" và vẫn đang trong "tình trạng tốt", theo lời một chuyên gia hàng không Pháp.

Lỗi của phi công

Mặc dù có thể khiến nhiều người ngạc nhiên, nhưng thống kê cho thấy, sai lầm của phi công chiếm một nửa trong số những nguyên nhân gây ra tai nạn máy bay. 

Sự thiếu hiểu biết về mặt kỹ thuật hoặc thời tiết có thể khiến phi công gây ra những sai lầm chết người trong quá trình vận tải. 

Một trong những bài học đáng nhớ nhất của kịch bản này là sự kiện hồi năm 1972, chiếc máy bay mang số hiệu 401 của hãng hàng không Eastern Airlines. Chuyến bay này gặp nạn trên một vùng đầm lầy ở bang Miami, Mỹ.

Thảm họa xảy ra khi ba thành viên của tổ bay đang loay hoay tìm cách bật đèn báo hiệu hạ cánh, và vô tình ấn nút chuyển chế độ bay, khiến chiếc phi cơ đột ngột hạ độ cao và khiến 101 người thiệt mạng. 

Trúng tên lửa

Cho tới cuối tuần trước, kịch bản này dường như vẫn chỉ nằm trong trí tưởng tượng của các đạo diễn phim Hollywood. Nhưng từ sau sự kiện hôm 17/7, khi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn rơi khi đang bay ngang vùng trời của Ukraina, tình huống này đã được nhìn nhận một cách nghiêm túc. 

Chiếc phi cơ đã trúng tên lửa khi đang thực hiện chuyến bay từ Amsterdam sang Kuala Lumpur. Vụ tai nạn khiến tất cả 298 hành khách và tổ bay thiệt mạng, làm dấy lên mối quan ngại ở tầm quốc tế về tác động của những tranh chấp quân sự đối với mạng sống của thường dân vô tội. 

Sự kiện 11/9 làm dấy lên mối quan ngại về những vụ khủng bố máy bay. Ảnh: Getty

Bị khủng bố

Trong lúc đó, tình hình bất ổn ở nơi xảy ra vụ tai nạn cũng khiến nhiều người nghĩ tới một kịch bản khác: khủng bố và cướp máy bay. 

Từ sau sự kiện 11/9, khi 4 chiếc máy bay dân sự, cùng tòa tháp đôi - biểu tượng của nước Mỹ, và sinh mạng của 3.000 con người vô tội, bị Al-Qaeda cướp đi không khoan nhượng, thì người ta bắt đầu coi khủng bố như một trong những yếu tố phải tính đến sau các vụ tai nạn máy bay. 

Thực tế này càng được khẳng định, khi miền bắc Mali, nơi chiếc máy bay của Air Algerie gặp nạn, nằm trong sự kiểm soát của một nhóm thiểu số ly khai có quan hệ mật thiết với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda. Hồi tuần trước, nhóm này đã đáp trả lại tuyên bố sẽ quét sạch các chiến binh Hồi giáo của quân đội Pháp bằng cách thực hiện một vụ đánh bom liều chết, khiến một binh sĩ Pháp thiệt mạng. 

Trong số 116 người trên chuyến bay AH5017, có 51 người Pháp. 

Thời tiết cực đoan

Nhiều người cho rằng, thời tiết chính là nguyên nhân khiến chiếc máy bay rơi, bởi theo một nhà ngoại giao ở Mali, một trận bão cát rất mạnh đã xảy ra ở khu vực chiếc phi cơ gặp nạn. 

Những hình ảnh vệ tinh được truyền đi sau đó cho thấy, một đám mây lớn đã bao phủ Niger, Mali and Burkina Faso trong ngày định mệnh đó.

Khả năng này càng được khẳng định khi một ngày trước đó, chính hiện tượng thời tiết cực đoan, với mưa lớn và giông mạnh, đã khiến một chiếc máy bay dân sự của Đài Loan gặp tai nạn và khiến 47 người thiệt mạng. 

Chiếc phi cơ 70 chỗ của TransAsia Airways trước đó đã cố gắng hạ cánh tại Bành Hồ, phía tây Đài Loan, nhưng không thành. 

Lần hạ cánh thứ hai biến thành thảm họa, khi cơn bão Matmo đang tràn qua đảo Đài Loan, buộc nhiều trường học và công sở phải đóng cửa. 

 

An Hy

Mirror

Bạn có thể quan tâm