Tổng thống Mỹ Barak Obama. Ảnh: AP |
Tiêu chí đánh giá các đợt không kích tại Iraq và Syria?
Theo Brian Katulis, chuyên gia phân tích chính sách an ninh quốc gia ở Trung Đông và Nam Á thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, từ đầu tháng 8, chính quyền Tổng thống Barack Obama đã tiến hành nhiều cuộc không kích vào các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iraq nhằm ngăn chặn sự bành trướng của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS), bảo vệ nhân viên của Mỹ tại đây, ngăn chặn tình trạng diệt chủng và sự kiểm soát của IS đối với nhiều tài sản, bao gồm các đập quan trọng. Trước những bước tiến của Quốc hội Iraq nhằm thành lập một chính phủ mới tại Baghdad, Washington có thể thực hiện thêm nhiều cuộc không kích mới bởi chính quyền của Tổng thống Obama đã thiết lập một hệ thống gồm các điều kiện hỗ trợ an ninh cho quốc gia Trung Đông này.
Hơn nữa, chính phủ Mỹ dự tính thực hiện các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria, nơi nhóm phiến quân “xưng bá” và đe dọa sự ổn định trong khu vực. Theo chuyên gia phân tích Brian Katulis, Mỹ cần phải xây dựng những quy định rõ ràng về các mục tiêu liên quan đến các cuộc không kích tiếp theo nhằm đánh giá tác động của chúng đối với tình hình hiện tại.
Cách xây dựng liên minh quốc tế và khu vực nhằm đối phó IS"
Trong tuần qua, chính quyền Obama đề cập nhiều đến sự cần thiết của việc xây dựng liên minh quốc tế và khu vực nhằm đối phó với sự bành trướng của phiến quân IS. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã tới Thổ Nhĩ Kỳ trong tuần này với mục đích xây dựng một liên minh quốc tế chống IS, trong khi Ngoại trưởng John Kerry đang ở Trung Đông để thúc đẩy việc xây dựng liên minh khu vực. Các cuộc họp cấp bộ trưởng là sự kiện rất quan trọng để thiết lập một khuôn khổ, nhưng Washington cần phối hợp với các quốc gia khác dưới nhiều cấp độ như quốc phòng.
"Để xây dựng liên minh chống IS, Mỹ cần nỗ lực không ngừng", ông Katulis nhận định.
Thực tế đã chứng minh rằng, liên minh các lực lượng dân tộc tại Libya với sự chia rẽ nội bộ sâu sắc đang có xu hướng sụp đổ và dẫn tới những hậu quả tai hại. Đó là sự phân chia sâu sắc giữa người Hồi giáo dòng Shitte và người Sunni tại Iran và Ả rập Xê út hay chiến tranh lạnh hình thành tại khu vực Vịnh Ả rập giữa các quốc gia do cộng đồng người Sunni lãnh đạo.
Các kế hoạch dự phòng của Mỹ nếu chính phủ mới tại Iraq không hoạt động hiệu quả?
Giới lãnh đạo Iraq đã thực hiện nhiều bước tiến quan trọng trong tuần này để xây dựng một chính phủ toàn diện hơn. Tuy nhiên, chính phủ mới tại Baghdad vẫn thiếu các nhà lãnh đạo cho hai cơ quan an ninh chủ chốt - gồm Bộ quốc phòng và Nội vụ. Thậm chí, khi quá trình hình thành nhà nước Iraq mới hoàn thành sớm, người ta vẫn không dám chắc liệu chính phủ ấy có thể đáp ứng lợi ích của người dân tộc thiểu số dòng Sunni và người Kurd hay không.
Bằng cách hỗ trợ người Kurq tại Iraq, Mỹ đã kéo các phe phái chính trị lại với nhau. Đây là một giải pháp khôn ngoan, nhưng nó vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tháng trước, phiến quân Hồi giáo dòng Shitte đã thực hiện vụ thảm sát kinh hoàng nhằm vào người Sunni. Và những vụ tương tự cũng có thể tiếp tục diễn ra vào bất cứ lúc nào. Người ta đặt ra câu hỏi về việc hoạch định chính sách của Mỹ? Washington sẽ vạch kế hoạch dự phòng thế nào nếu giới lãnh đạo Iraq không thể xây dựng một chính phủ đoàn kết?
Kế hoạch mới của Mỹ trong việc hỗ trợ lực lượng đối lập tại Syria nhằm chống lại IS và chế độ al-Assad?
Dường như Tổng thống Obama sẵn sàng tăng gấp đôi nỗ lực của Washinton trong việc hỗ trợ lực lượng đối lập Syria trong cuộc chiến chống IS, chế độ của cựu Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng các chi nhánh của tổ chức Nusra Front có mối liên hệ với al Qaeda.
Trong tháng 6, ông chủ Nhà Trắng đã đề xuất chi thêm 500 triệu USD trong ngân quỹ hỗ trợ lực lượng đối lập tại Syria, đồng thời đưa ra chiến lược mới nhằm đối phó IS. Tuy nhiên, câu hỏi mà chính quyền của ông Obama cần trả lời trong thời gian tới là liệu Mỹ thu được gì sau những thất bại trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ phe đối lập tại Syria nhiều năm qua? Lực lượng này đang yếu và luôn ở thế bị bao vây. Việc Mỹ tăng ngân sách và vũ khí để giúp lực lượng đối lập có thể sẽ trở nên lãng phí nếu Washington không có một chiến lược phối hợp rộng lớn hơn.
Liên minh quốc tế và khu vực sẽ phải làm gì để giải quyết hiệu quả khủng hoảng nhân đạo ở Syria, Iraq và các nước láng giềng ?
Giới quan sát ước tính khoảng 3 triệu người Syria đang tị nạn ở các nước láng giềng. Tại Iraq, hàng triệu người đã phải rời quê hương bởi hàng loạt xung đột nội bộ, bao gồm sự hoành hành của nhóm phiến quân IS tại miền bắc trong thời gian qua.
Theo ông Katulis, việc Mỹ mở rộng hoạt động quân sự và các cuộc không kích sẽ ảnh hưởng tới cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn tồi tệ hiện nay. Tổng thống Obama dường như đã sẵn sàng để tham gia vào một chiến lược mở rộng hơn để đối phó với các vấn đề liên quan tới IS. Tuy nhiên, việc chính quyền Mỹ hành động ra sao sau bài phát biểu của ông Obama mới thực sự là điều quan trọng.