Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

400 người giàu nhất thế giới mất 127 tỷ USD vì Brexit

400 tỷ phú giàu nhất thế giới mất 3,2% trong tổng số tài sản ròng của họ sau khi kết quả trưng cầu dân ý về việc người Anh đi hay ở lại Liên minh châu Âu được công bố.

Theo Bloomberg, những tỷ phú này mất 3,2% trong số tổng giá tài sản ròng của họ, khiến con số này trở về mức 3.900 tỷ USD. Amncio Ortega, người giàu nhất châu Âu, thiệt hại 6 tỷ USD trong khi tài sản của 9 người khác thâm hụt hơn 1 tỷ USD, bao gồm Bill Gate, Jeff Bezos và Genrald Cavendish Grosvenor – người giàu nhất nước Anh.

Brexit anh 1
Kết quả bỏ phiếu quyết định người Anh sẽ rời khỏi khối liên minh 28 nước châu Âu. Ảnh: Reuters

Sáng sớm ngày 24/6, Uỷ ban Bầu cử Quốc gia Anh công bố kết quả kiểm phiếu cho thấy số người ủng hộ Anh rời EU là 17,4 triệu, và số người chọn ở lại là 16,1 triệu. Số người ủng hộ Anh ra đi chiếm 52% so với 48% số người muốn ở lại.

Đồng bảng Anh sau đó mất giá mạnh nhất trong hơn 30 năm sau khi cuộc bỏ phiếu nghiêng về "ra đi". Không chỉ vậy, nó còn đẩy các thị trường rơi vào hỗn loạn.

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố từ chức. Liên hiệp Anh có nguy cơ tan rã bởi Scotland muốn ở lại EU. 

Trong khi đó Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon khẳng định: “Scotland nhìn thấy tương lai của mình trong EU”, điều mâu thuẫn với quyết định của đa số người dân Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Brexit anh 2
5 vùng có tỷ lệ ủng hộ việc Anh rời EU cao nhất (trái) và 5 vùng có tỷ lệ ủng hộ việc Anh ở lại EU cao nhất. Đồ họa: BBC

Bên cạnh đó, giới quan sát nhận định, EU cũng đứng trước nguy cơ tan rã với hiệu ứng domino. Sau Brexit rất có thể sẽ là Swexit, Frexit, Itexit (những cụm từ chỉ việc Thụy Điển, Pháp, Hà Lan và Italy rời khỏi EU).

Brexit là viết tắt từ hai từ để chỉ việc nước Anh (Britain) rời khỏi EU (Exit), tương tự như Grexit được dùng để nói về khả năng Hy Lạp rời khỏi EU. Đây là một mục tiêu chính trị được nhiều cá nhân, nghiệp đoàn và đảng phái chính trị theo đuổi nhằm yêu cầu Anh rút tư cách thành viên từ khối liên minh 28 nước châu Âu theo Điều 50 của Hiệp ước Liên minh châu Âu.

Nước Anh, tên đầy đủ là Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland, gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu vào năm 1973. Tuy nhiên, tới năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý đã được thực hiện với số phiếu đa số ủng hộ việc quốc gia này ở lại tổ chức.

Toàn cảnh Anh rời EU trong 100 giây Nỗi lo sợ tình trạng nhập cư ồ ạt và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu khiến người dân Anh bỏ qua những cảnh báo thiệt hại kinh tế để lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu.

Liên hiệp Anh trước nguy cơ tan rã vì Brexit

Quyết định rời Liên minh châu Âu (EU) sau cuộc trưng cầu dân ý lịch sử đặt Liên hiệp Anh trước nguy cơ tan rã khi Scotland muốn ở lại cùng EU.

Anh rời EU: Tiếp theo sẽ là Pháp, Hà Lan, Thụy Điển?

Giới chính khách thế giới lo ngại rằng, việc cử tri Anh quyết định rút khỏi EU có thể tạo ra hiệu ứng domino ở châu Âu. Nhưng thực tế, không phải nước nào cũng muốn làm theo Anh.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm