Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 thành phố có lạm phát âm trong tháng 7

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội trong tháng 7 tiếp tục giảm 0,29%, Long An giảm 0,06%, Đồng Nai giảm 0,25% trong khi Đà Nẵng giảm 0,21%.

4 thành phố có lạm phát âm trong tháng 7

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội trong tháng 7 tiếp tục giảm 0,29%, Long An giảm 0,06%, Đồng Nai giảm 0,25% trong khi Đà Nẵng giảm 0,21%.

>> Lạm phát âm nhưng giá thực phẩm chưa giảm

Theo Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tiếp tục giảm so với tháng trước nhưng tăng 4,64% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là tháng thứ 3 trong năm chỉ số giá tiêu dùng giảm so tháng trước và cũng là tháng có mức giảm cao nhất từ đầu năm đến nay.

Tháng bảy có 8 nhóm hàng tăng so tháng trước, tăng cao nhất là nhóm hàng may mặc, mũ nón, giầy dép (tăng 1,09%) và thiết bị đồ dùng gia đình (tăng 0,81%) 6 nhóm hàng còn lại tăng nhẹ.

Có 3 nhóm hàng giảm đã làm chỉ số giá chung giảm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (giảm 0,21%); nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vât liệu xây dựng (giảm 1,2%), giảm mạnh nhất là nhóm hàng giao thông (giảm 2,9%) do giá xăng dầu giảm liên tục 2 lần trong thời gian vừa qua. Cụ thể, các mặt hàng lương thực giảm nhẹ, giá gạo tiếp tục giảm đã làm nhóm lương thực giảm 1,51% so tháng trước.

Giá thực phẩm giảm 0,57% so tháng trước, trong đó, giá thịt lợn giảm 5.000 – 7.000 đ/kg, các mặt hàng thịt bò, cá, hải sản, các loại rau... giá ổn định, một số loại quả do nhu cầu tiêu dùng trong dịp nắng đã tăng trở lại như cam sành và quýt miền nam.

Một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo, giấy dép mùa hè, bát đĩa, xà phòng ... có xu hướng tăng nhẹ. Giá gas tiếp tục giảm từ 25.000 – 30.000 đ/bình 12 kg, hiện giá gas trên thị trường có giá dao động từ 310.000 – 320.000 đ/bình tùy hãng.

Còn theo tổng cục thống kế Long An, tháng 7/2012 giá cả hàng hóa tiêu dùng ổn định so tháng trước, chỉ số chung so tháng trước giảm 0,06%, trong đó hàng hóa giảm 0,17% và dịch vụ tăng 0,27%. Trong nhóm hàng hóa, lương thực - thực phẩm tăng 0,07%, (lương thực tăng 1,64%, thực phẩm giảm 0,53%), hàng phi lương thực - thực phẩm giảm 0,41%.

So với tháng 12/2011 giá tiêu dùng tăng 0,98%, trong đó lương thực giảm 9,31%, thực phẩm giảm 1,2% và dịch vụ tăng 5,04%. Bình quân 7 tháng đầu năm 2012 so bình quân 7 tháng đầu năm 2011, giá cả tăng 10,55%, trong đó lương thực tăng 9,68%, thực phẩm tăng 9,20% và dịch vụ tăng 8,45%. Giá vàng tăng 0,07% so tháng trước. Giá dollar ổn định.

Tại Đồng Nai, CPI tháng 7/2012 là 99,75%, tức giảm 0,25% so tháng 6/2012. So với tháng 12 năm 2011, chỉ số giá tháng 7 chỉ tăng 3,03%. Như vậy, so với cùng kỳ thì CPI 7 tháng/2012 tăng thấp hơn nhiều (7 tháng/2011 chỉ số CPI tăng 13,49%).

Trong mức tăng 3,03% thì khu vực thành thị tăng 3,4%, khu vực nông thôn tăng 2,79%. Có 10/11 nhóm có chỉ số giá tăng, trong đó có 6 nhóm tăng trên mức tăng bình quân chung. CPI tháng 7/2012 so với tháng 7/2011 tăng 8,01%. Khu vực thành thị tăng 10,13%, khu vực nông thôn tăng 6,7%.

Tại Đà Nẵng, CPI tháng 7/2012 so tháng trước giảm 0,21% và CPI tháng 7/2012 so với cùng kỳ năm 2011 tăng 6,1%. Mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng của năm trước, chỉ số giá các nhóm hàng so cùng kỳ tăng không đồng đều.

Tháng 7/2012 giá cả các loại dịch vụ giảm nhẹ do các nguyên nhân chủ yếu như giá lương thực, thực phẩm giảm 0,7%. Giá thực phẩm giảm là do giá một số mặt hàng giảm nhẹ như trứng các loại, thịt heo, gà công nghiệp, cá tươi,... chỉ số nhóm này giảm 0,1%.

Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,16% chủ yếu do giá dầu hỏa có 2 đợt giảm giá, tổng cộng là 550đ/l.

Theo Cafef/TTVN

Theo Cafef/TTVN

Bạn có thể quan tâm