Công nghiệp 4.0 đem lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho ngành F&B. Ngoài thách thức chung, doanh nghiệp F&B phải vật lộn với vấn đề riêng về thị hiếu người dùng, ưu tiên sản phẩm lành mạnh và bền vững. Để cạnh tranh, đơn vị cần cải tiến tất cả quy trình từ thiết kế đến vận hành và bảo trì, như nhà máy linh hoạt - hiệu quả, cơ sở hạ tầng xanh - đáng tin cậy, chuỗi cung ứng an toàn - minh bạch...
Theo Schneider Electric - tập đoàn toàn cầu về quản lý năng lượng và tự động hóa, chuyển đổi số năng lượng và tự động hóa là “chìa khóa” mở cánh cửa lớn cho mọi vấn đề. Kiến trúc EcoStruxure được xem là minh chứng.
EcoStruxure mang đến hơn 20 giải pháp toàn diện dành riêng cho ngành F&B, trải dài trên 3 lớp: Sản phẩm kết nối, điều khiển biên và ứng dụng, phân tích và dịch vụ. Nhờ đó, giải pháp có thể đáp ứng đa dạng nhu cầu của doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng F&B. Hiện kiến trúc này được ứng dụng cho 500.000 địa điểm trên toàn cầu, kết nối 20.000 nhà phát triển phần mềm, 3.000 tiện ích, 650.000 nhà cung cấp dịch vụ và đối tác.
Ông Christophe Avrain - Giám đốc Quản lý và Phát triển sản phẩm của Schneider Electric Đông Á - cho hay Schneider Electric tin rằng năng lượng và hiệu quả là hai mặt không thể tách rời của quy trình. Ông ví von “đó là phương trình cân bằng cho hiệu quả tổng thể, tương lai bền vững và khỏe mạnh”.
“Chuyển đổi số trong quản lý năng lượng và tự động hóa đang định hình lại môi trường sản xuất ngành F&B cũng như toàn bộ chuỗi cung ứng. Những gì từng bị phân tán và lãng phí giờ có thể được hợp nhất và đạt hiệu quả cao bằng giải pháp hiện có”, ông Christophe Avrain nhấn mạnh.
Để tiếp thêm động lực số hóa cho ngành F&B, Schneider Electric ra mắt báo cáo “Lợi ích chuyển đổi số F&B toàn cầu” dựa trên dữ liệu thực từ 130 dự án ứng dụng EcoStruxure tại 50 quốc gia.
Tăng hiệu suất và linh hoạt
Dữ liệu là trung tâm của chuyển đổi số, song có chưa đến 10% dữ liệu được sử dụng sau thu thập. Thông qua việc tăng khai thác dữ liệu, doanh nghiệp có thể đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm ra thị trường. Báo cáo của Schneider Electric còn cho thấy chuyển đổi số giúp tăng hiệu suất và độ linh hoạt trung bình 25%, cá biệt có doanh nghiệp đạt 40%.
Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất và độ linh hoạt. |
Sau 3 năm triển khai kiến trúc 3 lớp của EcoStruxure, nhà máy sữa Mataura Valley Milk (New Zealand) đạt mục tiêu cải tiến quy trình, nhanh chóng điều chỉnh sản xuất theo yêu cầu cụ thể của khách hàng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. Thời gian sản phẩm được đưa ra thị trường rút ngắn đến 20% sau khi tích hợp lớp giải pháp AVEVA System Platform và MES; lớp kiểm soát biên PLC Modicon M580 và M340; lớp sản phẩm kết nối 200 biến tần Altivar Process, 14 bộ AccuSine…
Tối ưu hóa chi phí bảo trì
Khi máy móc ngày càng phức tạp, việc vận hành và bảo trì cần đơn giản với chi phí thấp. Các giải pháp mà Schneider Electric cung cấp đáp ứng được yêu cầu này. Cụ thể, thông qua giải pháp, đội ngũ công nghệ thông tin và vận hành (IT/OT) có thể giám sát máy móc từ xa và phát hiện lỗi theo thời gian thực, giảm thiểu 25-39% chi phí bảo trì.
Giải pháp Schneider Electric hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu chi phí bảo trì. |
Dẫn chứng cụ thể, sau khi lắp đặt bộ giải pháp EcoStruxure Machine, nhà sản xuất máy thực phẩm công nghiệp Berto Coffee Roaster (Indonesia) giảm được 50% thời gian bảo trì, 20% chi phí với tỷ suất hoàn vốn lên đến 173%. Nhân viên có thể đảm bảo máy rang cà phê đúng tiêu chuẩn, điều khiển từ xa theo thời gian thực, nhận thông báo lập tức khi xảy ra lỗi… Nhờ đó, Berto dễ dàng bắt nhịp cơ hội phát triển trong ngành cà phê.
Tiết kiệm chi phí năng lượng
Cuộc khủng khoảng năng lượng làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến ngành F&B vốn có biên lợi nhuận thấp. Bằng cách kết hợp “cải tiến kép” - chuyển đổi số năng lượng và tự động hóa từ Schneider Electric, doanh nghiệp có thể tiết kiệm 20-30% chi phí năng lượng.
Sản xuất 50.000 tấn sản phẩm sữa mỗi năm, nhà máy Château-Salins của Agrial (Pháp) đặt mục tiêu cắt giảm 10% điện vào năm 2025 như một phần trong chiến lược giảm phát thải. Agrial sử dụng bộ giải pháp EcoStruxure Energy & Sustainability Services và EcoStruxure Clean-in-Place Advisor để giảm 7% tiêu thụ năng lượng, sau 2,5 năm đã hoàn vốn đầu tư.
Giảm thời gian truy xuất nguồn gốc
Đối mặt chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, quy định an toàn thực phẩm chặt chẽ và người tiêu dùng khó tính, ngành F&B ưu tiên đầu tư vào công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Dữ liệu không chỉ cần thu thập chính xác mà phải nhanh chóng theo thời gian thực, giúp doanh nghiệp đưa ra hành động phù hợp lập tức.
Sau khi tích hợp EcoStruxure, quá trình truy xuất nguồn gốc dài hàng giờ nay được rút ngắn còn trung bình 5 phút. Cá biệt, Công ty F&N Dairies (Thái Lan) giảm thời gian truy xuất từ 4 giờ xuống còn 1 phút. Kwik Trip (Mỹ) với chuỗi 700 cửa hàng thực phẩm cũng truy vết sản phẩm trong 10 phút thay vì 2,5 giờ như trước đây. Nhờ đó, doanh nghiệp phản ứng nhanh với sự cố và kịp thời thu hồi sản phẩm.