Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 biểu đồ khái quát mối quan hệ khó cứu vãn giữa Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc đã bước vào cuộc chiến thương mại kéo dài hơn một năm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nền kinh tế toàn cầu.

Trong một cuộc thăm dò Reuters thực hiện, khoảng 80% trong số hơn 60 chuyên gia kinh tế cho rằng thương chiến Mỹ - Trung sẽ không tiến triển hoặc tệ hại hơn vào cuối năm 2020.

Theo Cục điều tra dân số Mỹ, hai nước đã trao đổi 660 tỷ USD trong năm 2018 và 4 biểu đồ dưới đây sẽ chỉ ra sự thay đổi thương mại giữa hai bên.

Tăng thuế

Mỹ đã nổ "phát đạn" đầu tiên từ đầu năm 2018, nhưng cuộc chiến thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự bắt đầu từ tháng 7/2018.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 1
Cuộc chiến thuế leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Ảnh: CNBC (Zing Việt hóa).

Cụ thể, Mỹ áp mức thuế 25% vào 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Đáp lại, Bắc Kinh trả đũa với mức thuế cao hơn lên 34 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ.

Cuộc chiến thuế tiếp tục leo thang kể từ đó.

Tăng trưởng kinh tế giảm tốc

Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại hàng đầu của nhau vào năm 2018, nhưng Mexico và Canada đã vượt qua Trung Quốc để trở thành hai đối tác hàng đầu của Washington trong năm nay.

"Trung Quốc thành công hơn trong việc cắt giảm nhập khẩu từ Mỹ so với Mỹ điều chỉnh nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc", ông Eric Fishwick, chuyên gia kinh tế trưởng của CLSA, nhận định.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 2
Giao dịch giữa Mỹ và Trung Quốc giảm đáng kể trong năm 2019. Ảnh: CNBC (News Zing Việt hóa).

"Tuy nhiên, cả hai nền kinh tế đều trượt dốc nhanh hơn, như khi so với cuộc chiến giữa Trung Quốc và châu Âu. Vì vậy, chiến tranh thương mại chắc chắn có tác động", ông nói thêm.

Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc

Mỹ đã thực hiện thâm hụt thương mại lớn nhất với Trung Quốc, điểm mà Tổng thống Trump đã sử dụng để biện hộ cho thuế ngay từ đầu.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 3
Thâm hụt cán cân thương mại Mỹ với Trung Quốc. Ảnh: CNBC (Zing Việt hóa).

"Hàng hóa Mỹ nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu là hàng hóa có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm từ Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc đa phần là mặt hàng có lợi nhuận thấp như cây trồng, dầu, khí đốt và các sản phẩm lâm nghiệp", Don Steinbrugge, nhà sáng lập của Agecroft Partners, cho biết.

Xuất khẩu đậu tương Mỹ sang Trung Quốc

Đậu tương, một trong những sản phẩm chính mà Mỹ bán cho Trung Quốc, trở thành nạn nhân của thương chiến.

Chien tranh thuong mai My - Trung anh 4
Trung Quốc từng là nhà nhập khẩu đầu nành hàng đầu của Mỹ. Ảnh: CNBC (Zing Việt hóa).

Nông dân là một trong những người ủng hộ lớn nhất của Tổng thống Trump. Và Trung Quốc, người mua hàng đầu thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp, đã ban hành lệnh cấm mua nông sản Mỹ nhằm trừng phạt nông dân Mỹ và gây áp lực lên ông chủ Nhà Trắng.

Vào giữa năm ngoái, Trung Quốc gần như ngừng nhập khẩu đậu tương Mỹ hoàn toàn, sau khi nhu cầu sụt giảm do dịch cúm heo châu Phi bùng phát. Đậu tương được sử dụng làm thức ăn gia súc ở Trung Quốc.





Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm