Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

39 quỹ đầu tư mạo hiểm cam kết rót 1,5 tỷ USD vào Việt Nam

Bất chấp những khó khăn về thị trường vốn, thị trường khởi nghiệp Việt Nam vẫn thu hút dòng vốn khổng lồ từ các quỹ, tổ chức.

Theo phân tích của Crunchbase News, tổng vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu trong quý III đạt 81 tỷ USD, giảm 90 tỷ USD, tương đương 53% so với cùng kỳ năm ngoái và 40 tỷ USD, tương đương 33% so với quý trước.

Trong 3 quý đầu năm, tổng vốn đầu tư mạo hiểm đạt 366 tỷ USD, giảm 40% so với mức đỉnh 620 tỷ USD thiết lập vào năm 2021. Dòng tiền chủ yếu tập trung vào các dự án ngành công nghệ (44%), sức khỏe (17%) và công nghiệp (14%). Phần còn lại là các nhóm ngành như tiêu dùng hay tài chính.

Tại Đông Nam Á, thị trường đầu tư khởi nghiệp sáng tạo thu hút 3,72 tỷ USD trong quý vừa qua, giảm 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái và 22% so với quý II.

Dù giá trị đầu tư suy yếu, thị trường Đông Nam Á vẫn được đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng, điển hình như tốc độ tăng trưởng khu vực dự kiến duy trì ở mức 4-5%/năm; quy mô thị trường lớn với 680 triệu dân; mức độ phủ Internet cao với tổng giá trị hàng hóa của kinh tế số được dự đoán đạt 200 tỷ USD, sớm 3 năm so với các dự đoán trước.

Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng người dùng Internet với 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số người dùng Internet lên 460 triệu người.

GIÁ TRỊ ĐẦU TƯ MẠO HIỂM TOÀN CẦU

NhãnNăm 2019Năm 2020Năm 2021 3 quý đầu năm 2022
Giá trị tỷ USD 259290620366

Tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, 39 tổ chức, quỹ đầu tư đã cam kết đầu tư 1,5 tỷ USD. Tại diễn đàn năm 2019 và 2020, các quỹ đầu tư từng cam kết rót vốn lần lượt 435 triệu USD815 triệu USD.

Trong giai đoạn 2020-2022, số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đã đạt gần 2 tỷ USD.

Riêng 6 tháng đầu năm 2022, tổng số thương vụ thành công tại Việt Nam chiếm 19% số thương vụ của toàn Đông Nam Á.

“Trong thập kỷ đầu tiên của hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á, Singapore và Indonesia là những động lực tăng trưởng hàng đầu, trong đó Singapore mang đến nguồn tài chính và con người, Indonesia mang đến một thị trường nội địa khổng lồ. Đến năm 2022, Việt Nam là trụ cột thứ ba của tam giác vàng này, mang đến sự kết hợp hoàn hảo giữa tài năng công nghệ hàng đầu, một văn hóa khởi nghiệp vốn có của Việt Nam và thị trường nội địa đang phát triển nhanh chóng”, ông Vinnie Lauria, nhà sáng lập kiêm CEO Golden Gate Ventures, cho biết.

Ông Lauria nhận định việc kết hợp các yếu tố này với nhau đã giải thích được tại sao ngày càng có nhiều nhà đầu tư toàn cầu đặt cược lớn vào Đông Nam Á.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, tại sự kiện Techfest Việt Nam 2022 diễn ra cách đây 2 tuần, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh cần tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thúc đẩy thị trường vốn theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế.

Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cũng đã đề ra định hướng rà soát, sửa đổi thể chế về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo hướng tạo thuận lợi cho các hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua bán sáp nhập doanh nghiệp công nghệ.

“Nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thời gian tới sẽ là nghiên cứu, báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm và đề xuất cơ chế thành lập quỹ hỗ trợ cho đổi mới sáng tạo huy động từ nguồn vốn xã hội hóa, không sử dụng ngân sách nhà nước với mục tiêu hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả cho các dự án khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Đến nay Việt Nam đã có 20 quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tư nhân được thành lập theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP năm 2019 của Chính phủ với tổng số vốn điều lệ đạt hơn 100 tỷ đồng.

Doanh thu viễn thông vượt kế hoạch 5.000 tỷ đồng

Lĩnh vực viễn thông đóng góp hơn 76.000 tỷ đồng vào GDP với số nộp ngân sách khoảng 48.000 tỷ đồng.

Tencent, SoftBank tìm cách thoái vốn khỏi loạt công ty công nghệ

Trước những cú sốc trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư tổ chức đang tìm cách thoái bớt cổ phần khỏi những gã khổng lồ công nghệ châu Á sau nhiều năm nắm giữ.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm