Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới sẽ ăn mừng năm mới Ba Tư hay còn gọi là Nowruz, kỷ niệm ngày bắt đầu mùa xuân với các nghi lễ như nhảy qua lửa, rước đuốc và nhảy múa.
Người Kurd ở Iraq rước đuốc lên núi để kỷ niệm ngày Nowruz, ngày đầu tiên của mùa xuân và năm mới, tại thị trấn Akra gần Duhok, ở Kurdistan, Iraq, ngày 20/3.
Năm mới Ba Tư hay ngày Nowruz đánh dấu mùa xuân ở Bắc bán cầu. Nowruz năm nay rơi vào ngày thứ 5 (21/3). Theo thông lệ, lễ hội được tổ chức vào ngày 21/3 hàng năm hoặc ngày trước hay sau đó để trùng với Xuân phân.
Theo Liên Hợp Quốc, lễ hội này "thúc đẩy các giá trị hòa bình và đoàn kết giữa các thế hệ và trong các gia đình cũng như sự hòa giải và tình láng giềng, do đó góp phần vào sự đa dạng văn hóa và tình hữu nghị giữa các dân tộc và các cộng đồng khác nhau".
Năm 2010, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức tuyên bố ngày 21/3 là ngày Quốc tế Nowruz. Nowruz đánh dấu ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trên lịch Hồi giáo Hijri, lịch chính thức của Iran và Afghanistan.
Nowruz đã được tổ chức trong hơn 3.000 năm ở Iran và các quốc gia khác thuộc đế chế Ba Tư cũ, trải rộng từ Trung Đông đến Trung Á. Được dịch là "ngày mới" trong tiếng Ba Tư, Nowruz được coi là một sự kiện thế tục chủ yếu để chào đón mùa xuân.
Pháo hoa trên một ngọn núi trong ngày Nowruz ở thị trấn Akra. Vào thời cổ đại, các vị vua ở Ba Tư sẽ mời mọi người từ khắp đế chế Ba Tư đến chúc mừng năm mới. Những người tham gia lễ hội thuộc các dân tộc và tín ngưỡng khác nhau, điều vẫn được tiếp nối đến ngày nay.
Khoảng 300 triệu người trên khắp thế giới ăn mừng ngày Nowruz với mục đích tăng cường kết nối giữa các cá nhân "dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau cùng lý tưởng hòa bình và láng giềng tốt".
Trước khi đến ngày Nowruz, mọi người thường dọn dẹp nhà cửa. Ngoài ra, họ còn tới thăm bạn bè, gia đình, chuẩn bị các món ăn đặc trưng và tham gia các điệu nhảy đường phố.
Người Kurd ở Iraq chuẩn bị đuốc để chào mừng ngày Nowruz tại thị trấn Akra.
Một trong những truyền thống chính của Nowruz là nghi thức nhảy qua đống lửa, tập tục được thực hiện vào đêm trước ngày thứ tư cuối cùng của năm. Dịp này được gọi là Chaharshanbe Suri (Thứ Tư Đỏ). Những đống lửa đại diện cho "sự giác ngộ và hạnh phúc" trong năm sau.
Nowruz không phải là một ngày lễ tôn giáo mà là một lễ kỷ niệm phổ quát về sự khởi đầu mới: cầu chúc thịnh vượng và chào đón tương lai trong khi rũ bỏ quá khứ. Lễ hội kéo dài một tháng với những bữa tiệc, biểu diễn đường phố và các nghi lễ công cộng khác.
Vào thứ Tư cuối cùng của năm, đám đông tụ tập ở những nơi công cộng và nhảy qua đống lửa, hát những bài hát truyền thống và lặp lại câu nói: "Hãy cho tôi sắc đỏ hồng hào và lấy đi vẻ nhợt nhạt ốm yếu của tôi!".
Nowruz cũng có liên quan đến Hỏa giáo, một trong những tôn giáo cổ xưa nhất thế giới, trong đó lửa là trung tâm. Ánh sáng và lửa trong tôn giáo này được coi là "những yếu tố thiết yếu để duy trì sự sống".
Lòng can đảm đã thúc đẩy phụ nữ khắp thế giới hành động để tạo ra sự thay đổi trong xã hội, chống lại bất công, làm chủ cuộc sống của bản thân và khẳng định tiếng nói của mình.
Từng mất người thân và nơi ở trong chiến tranh, các cô gái Sri Lanka tham gia dọn dẹp một trong những bãi mìn lớn nhất thế giới với niềm vui và trách nhiệm với cộng đồng.
Giao thông ở Manila, cả đường bộ lẫn phương tiện công cộng, khó khăn đến mức người dân phải đi làm trong đêm để tránh tắc nghẽn, để rồi khi ra về trời cũng không còn sáng.