Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

20 câu hỏi trắc nghiệm bạn có là người cô đơn?

Thang đo mức độ cô đơn của bộ ba nhà nghiên cứu từ năm 1978 gồm 20 câu hỏi là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu về sự cô đơn.

Thang đo mức độ cô đơn của UCLA được phát triển lần đầu tiên vào năm 1978 bởi một bộ ba nhà nghiên cứu, những người lúc bấy giờ đang tìm cách tạo ra một công cụ định lượng để đo lường những cảm giác chủ quan của sự cô đơn. Nó có dạng 20 câu hỏi được thiết kế để xác định không chỉ mức độ được kết nối, hỗ trợ và quan tâm mà người được hỏi cam thấy mà ca mức độ bị loại trừ, cô lập và hiểu lầm nữa.

Cho đến hiện tại, thang đo này vẫn là tiêu chuẩn vàng trong nghiên cứu về sự cô đơn. Hầu hết các nghiên cứu về sự cô đơn được trích dẫn trong cuốn sách này đều sử dụng thang đo này, hoặc biến thể của nó, để đánh giá mức độ cô đơn của người được hỏi.

The ky co don. anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BBC.

Vui lòng dành vài phút để tự mình hoàn thành 20 câu hỏi này. Khoanh tròn câu trả lời của bạn cho mỗi câu hỏi; sau khi hoàn thành, hãy tính tổng điểm mà bạn đạt được.

1. Bạn có thường cảm thấy “hòa hợp” với những người xung quanh không?

2. Bạn có thường cảm thấy thiếu sự bầu bạn không?

3. Bạn có thường cảm thấy không có ai để tìm đến không?

4. Bạn có thường cảm thấy đơn độc không?

5. Bạn có thường cảm thấy là một phần của một nhóm bạn không?

6. Bạn có thường cảm thấy có nhiều điểm chung với những người xung quanh không?

7. Bạn có thường cảm thấy không còn thân thiết với ai nữa không?

8. Bạn có thường cảm thấy những người xung quanh không có chung sở thích và quan điểm với mình không?

9. Bạn có thường cảm thấy hòa đồng và thân thiện không?

10. Bạn có thường cảm thấy thân thiết với mọi người không?

11. Bạn có thường cảm thấy bị bỏ rơi không?

12. Bạn có thường cảm thấy mối quan hệ của mình với những người khác không có ý nghĩa không?

13. Bạn có thường cảm thấy không có ai thực sự thấu hiểu mình không?

14. Bạn có thường cảm thấy bị cô lập với những người khác không?

15. Bạn có thường cảm thấy có thể tìm được người bầu bạn khi muốn không?

16. Bạn có thường cảm thấy có người thực sự hiểu mình không?

17. Bạn có thường cảm thấy nhút nhát không?

18. Bạn có thường cảm thấy cô đơn mặc dù có nhiều người xung quanh không?

19. Bạn có thường cảm thấy có những người mà bạn có thể nói chuyện không?

20. Bạn có thường cảm thấy có những người mà bạn có thể tìm đến không?

Kết quả của bạn ra sao? Nếu tổng điểm của bạn trên 43, bạn sẽ được coi là cô đơn. Nhưng nếu bạn làm lại bài kiểm tra bằng cách sử dụng một định nghĩa rộng hơn về sự cô đơn - một định nghĩa không chỉ bao gồm mối quan hệ của bạn với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và hàng xóm (những người mà thang đo của UCLA thường xuyên xem xét hơn) mà cả mối quan hệ của bạn với công ty, đồng bào, các chính trị gia và chính phủ nữa - điều đó sẽ anh hưởng như thế nào đến điểm số của bạn?

Một điểm khác biệt chính giữa định nghĩa của tôi về sự cô đơn (định nghĩa sẽ được sử dụng xuyên suốt cuốn sách này) và định nghĩa truyền thống là tôi định nghĩa cô đơn không chỉ là cảm giác thiếu vắng tình yêu thương, sự bầu bạn hay sự thân tình. Nó cũng không chỉ là cảm giác bị phớt lờ, vô hình trong mắt những người mà chúng ta thường xuyên tương tác bao gồm bạn đời, gia đình, bạn bè và hàng xóm hoặc không được họ quan tâm.

Nó còn là cảm giác không được đồng bào, công ty, cộng đồng và chính phủ hỗ trợ và quan tâm. Nó là cam giác bị mất kết nối không chỉ với những người mà chúng ta lẽ ra phải cảm thấy thân thiết, mà còn với chính bản thân chúng ta. Nó không chỉ là cảm giác không được hỗ trợ đúng mức trong bối cảnh xã hội hoặc gia đình, mà còn là cảm giác bị loại trừ về mặt chính trị và kinh tế.

Tôi định nghĩa cô đơn vừa là một trạng thái nội tâm vừa là một trạng thái hiện sinh - mang tính cá nhân, xã hội, kinh tế và chính trị.

Vì vậy, định nghĩa của tôi gần hơn với định nghĩa của các nhà tư tưởng như Karl Marx, Émile Durkheim, Carl Jung và Hannah Arendt, và nhiều tác gia khác như Isaac Asimov, Aldous Huxley, George Eliot và gần đây hơn là Charlie Brooker, cha đẻ của series truyền hình Black Mirror (Gương đen).

Noreena Hertz/NXB Trẻ

SÁCH HAY