Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 thiên hà xoắn ốc từ góc nhìn của kính viễn vọng 10 tỷ USD

Dữ liệu từ kính viễn vọng James Webb tạo ra những góc nhìn mới về 2 thiên hà xoắn ốc NGC 628 và NGC 7496.

Dựa trên dữ liệu thô từ thiết bị hồng ngoại trung (MIRI) của kính viễn vọng James Webb, nhà thiên văn nghiệp dư Judy Schmidt đã tạo ra bức ảnh mới về 2 thiên hà xoắn ốc NGC 628 (Phantom Galaxy) và NGC 7496.

NGC 628 và NGC 7496 nằm tương đối gần Dải Ngân hà, thuộc chương trình quan sát PHANGS (Physics at High Angular resolution in Nearby GalaxieS) nhằm nghiên cứu mối liên hệ giữa ngôi sao trẻ với những đám mây phân tử lạnh sinh ra chúng.

Hình ảnh thiên hà xoắn ốc NGC 628 từ dữ liệu của kính viễn vọng James Webb. Ảnh: Judy Schmidt.
NGC 628 va NGC 7496 anh 1
NGC 628 va NGC 7496 anh 1

Hình ảnh thiên hà xoắn ốc NGC 628 từ dữ liệu của kính viễn vọng James Webb. Ảnh: Judy Schmidt.

Cách Trái Đất khoảng 32 triệu năm ánh sáng, NGC 628 được xếp loại thiên hà hùng vĩ với những nhánh xoắn ốc rõ ràng. Hình ảnh từ James Webb làm nổi bật các làn bụi của thiên hà, chứa đầy khí để hình thành sao.

Từ năm 2000 đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ít nhất 3 siêu tân tinh (supernova) trong NGC 628. Những kính viễn vọng như Hubble hay WISE (Wide-field Infrared Survey Explorer) từng quan sát và thu về dữ liệu của NGC 628. Tuy nhiên, hệ thống quan sát hồng ngoại của James Webb cho thấy các nhánh xoắn ốc một cách rõ ràng hơn.

Trong khi đó, NGC 7496 được xếp vào loại thiên hà xoắn ốc có thanh chắn, các ngôi sao tập hợp thành đường chắn đi qua trung tâm thiên hà. Lý do là mật độ sao không đồng đều trong đĩa thiên hà, khiến những ngôi sao bị kéo đến vùng có mật độ dày tạo ra vạch ngang.

Thanh chắn của thiên hà được cho là vùng hình thành sao phong phú. Đó là lý do NGC 7496 được chọn để nghiên cứu cách những ngôi sao được sinh ra.

Góc nhìn mới của James Webb về NGC 7496. Ảnh: Judy Schmidt.
NGC 628 va NGC 7496 anh 2
NGC 628 va NGC 7496 anh 2

Góc nhìn mới của James Webb về NGC 7496. Ảnh: Judy Schmidt.

Theo ScienceAlert, hình ảnh 2 thiên hà của James Webb rất khác so với những bức ảnh được kính viễn vọng Hubble ghi lại, bởi 2 thiết bị hoạt động ở chế độ khác nhau. Hubble chủ yếu thu thập dữ liệu quang học và tia cực tím, trong khi James Webb quan sát tia hồng ngoại, có thể thu nhận ánh sáng bị che bởi bụi và khí ở các bước sóng khác nhau.

Nhìn vào những hình ảnh, có thể thấy James Webb thu nhận nhiều chi tiết hơn. Với ảnh của Hubble, trung tâm thiên hà chỉ là vầng sáng rực rỡ đơn thuần. Trong khi đó, ảnh từ James Webb cho thấy sâu hơn vào trong, thể hiện nhiều chi tiết hơn về những nhánh xoắn ốc của thiên hà.

"Tôi đã tham gia công việc này được 10 năm, và dữ liệu (của James Webb) rất mới, khác biệt và thú vị", Schmidt chia sẻ với Space.

Kính viễn vọng James Webb được phóng từ tháng 12/2021 và hoạt động từ đầu tháng 7/2022 sau khi hiệu chỉnh. Nhiệm vụ chính của James Webb là cung cấp những hình ảnh chi tiết, giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, tìm ra manh mối về sự hình thành, tồn tại của con người và sự sống ngoài Trái Đất.

Với những công cụ mạnh mẽ, các nhà khoa học còn sử dụng James Webb để phân tích các vật thể, hiện tượng vũ trụ, bao gồm nhóm hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời như Mộc tinh. Từ giữa tháng 7, nhóm nghiên cứu James Webb đã chia sẻ loạt ảnh màu chi tiết về một số khu vực trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học cũng tìm thấy thiên hà cổ nhất nhờ kính viễn vọng trị giá 10 tỷ USD.

Timelapse cực quang từ 12.500 bức ảnh ở ngoài vũ trụ
00:00
/
Video sẽ chạy sau3
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Timelapse cực quang từ 12.500 bức ảnh ở ngoài vũ trụ Đoạn video timelapse được phi hành gia Alexander Gerst chụp lại vào năm 2014 từ ngoài vũ trụ, với 12.500 bức ảnh về những đám mây, ngôi sao và đại dương.
Bài liên quan

Phúc Thịnh

Bình luận

Ý kiến bạn đọc

Nổi bật
  • Mới nhất
Gửi bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

    Xem thêm bình luận

    Bạn có thể quan tâm

    Thông báo