Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kính viễn vọng 10 tỷ USD gặp thiệt hại không thể sửa

Vào tháng 5, một viên đá không gian đã gây ra vết móp "không thể sửa chữa" trên mặt gương dát vàng của kính viễn vọng James Webb.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết từ khi phóng lên quỹ đạo vào ngày 25/12/2021, kính viễn vọng James Webb đã va chạm với 19 viên đá không gian cực nhỏ, trong đó một viên gây vết móp lớn trên tấm gương mạ vàng.

Trong bài viết điều tra về vụ việc đăng trên arXiv, các nhà nghiên cứu của NASA chia sẻ hình ảnh cho thấy thiệt hại của James Webb. Trên mảnh gương C3 ở góc dưới bên phải, một chấm sáng khá lớn tượng trưng cho vết lõm gây ra bởi viên đá.

Guong dat vang James Webb anh 1

Vết lõm thể hiện bởi chấm sáng trên tấm gương C3 của James Webb. Ảnh: NASA.

Theo NASA, vụ va chạm có khả năng xảy ra trong khoảng thời gian 23-25/5 và không thể khắc phục thiệt hại. Đến nay, vết móp này không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của James Webb. Đánh giá cho thấy kính viễn vọng 10 tỷ USD của NASA đạt hiệu quả "ngoài mong đợi" khi thu thập dữ liệu để tạo ra những hình ảnh vũ trụ ấn tượng.

Va chạm với đá không gian siêu nhỏ, còn gọi là vi hạt không gian (micrometeoroid) là sự cố quen thuộc với những tàu vũ trụ hoạt động trong quỹ đạo gần Trái Đất.

Theo Live Science, Mạng lưới Giám sát Không gian Mỹ (Space Surveillance Network) theo dõi hơn 23.000 mảnh vụn không gian, kích thước lớn hơn quả bóng mềm. Tuy nhiên, có hàng triệu vật thể nhỏ hơn mà hệ thống không thể quan sát. Do đó, NASA và các cơ quan vũ trụ luôn có kế hoạch xử lý các sự cố va chạm ngoài không gian.

"Mọi tàu vũ trụ không thể tránh khỏi va chạm với vi hạt không gian", bài viết cho biết. Hiện nay, 6 vật thể như vậy đã để lại thiệt hại trên tấm gương mạ vàng của James Webb sau 6 tháng phóng khỏi Trái Đất, trung bình một vụ va chạm lớn xảy ra mỗi tháng.

Điều này đã được NASA dự đoán từ trước. Khi phát triển James Webb, các kỹ sư đã cho tấm gương va chạm với các vật thể có kích thước tương tự vi hạt không gian, nhằm đánh giá tác động của chúng đến cách vận hành của kính viễn vọng.

Dù vậy, vết lõm trên tấm gương C3 là sự cố ngoài mong đợi. Viên đá này dường như lớn hơn so với thử nghiệm khi James Webb còn trên mặt đất. Do đó, các nhà nghiên cứu đang xem xét liệu những vụ va chạm tương tự có ảnh hưởng đến hoạt động của James Webb hay không.

Guong dat vang James Webb anh 2

Những tấm gương dát vàng của James Webb. Ảnh: NASA.

James Webb có mặt gương rộng 6,5 m, cho phép thu thập nhiều ánh sáng từ các vật thể trong vũ trụ. Thu nhiều ánh sáng đồng nghĩa kính viễn vọng có thể quan sát càng nhiều chi tiết. Tấm gương này lớn hơn 60 lần so với những kính thiên văn trước đây. Độ phân giải và độ nhạy của kính cũng cao hơn Hubble, kính viễn vọng hoạt động lần đầu từ năm 1990.

Kính viễn vọng James Webb được phóng từ tháng 12/2021 và hoạt động từ đầu tháng 7 sau khi hiệu chỉnh. Nhiệm vụ chính của James Webb là cung cấp những hình ảnh chi tiết, giúp chúng ta hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, tìm ra manh mối về sự hình thành, tồn tại của con người và sự sống ngoài Trái Đất.

Với những công cụ mạnh mẽ, các nhà khoa học còn sử dụng James Webb để phân tích các vật thể, hiện tượng vũ trụ, bao gồm nhóm hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời như Mộc tinh. Tuần trước, nhóm nghiên cứu James Webb đã chia sẻ loạt ảnh màu chi tiết về một số khu vực trong vũ trụ.

Lỗ đen vũ trụ đầu tiên trong Dải Ngân hà Các nhà khoa học của dự án Kính viễn vọng Event Horizon (EHT) đã tiết lộ cái nhìn đầu tiên về hố đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà của chúng ta - Dải Ngân hà.

Ổ lưu trữ siêu bền trên kính viễn vọng 10 tỷ USD

Kính viễn vọng James Webb trang bị ổ cứng SSD dung lượng 68 GB, dùng để lưu trữ và truyền dữ liệu để nhà khoa học nghiên cứu lịch sử vũ trụ.

MIT phát hiện tín hiệu bí ẩn cách Trái Đất hàng tỷ năm ánh sáng

Các nhà thiên văn học đã phát hiện loạt chớp sóng vô tuyến (FRB) lặp lại đều đặn trong 3 giây, đến từ thiên hà cách Trái Đất 3 tỷ năm ánh sáng.

Kính viễn vọng 10 tỷ USD phát hiện vòng xoáy tím kỳ lạ

Vòng xoáy bụi của thiên hà xoắn ốc NGC 628 thu hút sự chú ý của giới khoa học với màu tím độc đáo.

Phúc Thịnh

Theo Live Science

Bình luận

Bạn có thể quan tâm