Viết đơn xin việc. Một trong những công đoạn tốn thời gian khi tìm việc là viết đơn kèm lý lịch cá nhân. Người dùng không thể viết một đơn rồi dùng liên tục do mỗi công việc có đặc điểm và yêu cầu khác nhau. Do đó, ChatGPT có thể hỗ trợ viết đơn xin việc và sơ yếu lý lịch phù hợp cho từng vị trí. Trong ví dụ này, tác giả sử dụng chatbot để viết đơn xin việc lập trình phần mềm tại một công ty công nghệ. |
Giải bài toán phức tạp. Với những bài toàn đại số phức tạp hoặc chứa nhiều thông tin, người dùng có thể “nhờ” ChatGPT làm giúp bởi công cụ này rất mạnh trong việc xử lý toán học. Theo MakeUseOf, đề bài cần được trình bày mạch lạc, ngắn gọn để có kết quả tốt. |
Viết bài luận với chủ đề cho trước. Nếu chưa tìm ra ý tưởng cho bài luận, người dùng có thể nhập chủ đề lên ChatGPT để được trợ giúp. Bên cạnh những từ khóa cơ bản, người dùng nên đặt bối cảnh, thông tin nền và dữ liệu (nếu có) để công cụ viết chi tiết. Tuy nhiên, một số chủ đề với ít dữ liệu đào tạo có thể khiến chatbot viết sai. Do đó, người dùng nên rà soát dữ liệu viết bởi ChatGPT. |
Giải thích thuật ngữ khó. Trong một số trường hợp, việc tìm hiểu các chủ đề, thuật ngữ phức tạp trên Google tốn thời gian do người dùng phải đọc nhiều website. Tuy nhiên, ChatGPT có thể trả lời đầy đủ, thậm chí miêu tả chủ đề bằng những câu chữ, hình ảnh dễ hiểu với yêu cầu như “giải thích cách hoạt động của Internet nếu tôi là đứa trẻ 5 tuổi”. |
Trích xuất dữ liệu trong văn bản. Chỉ cần dán văn bản có sẵn rồi yêu cầu trích xuất loại dữ liệu, ChatGPT sẽ lọc và trích dữ liệu cần tìm theo định dạng được yêu cầu. |
Viết email. Trong một số trường hợp, viết nội dung email sao cho đầy đủ nội dung, phù hợp ngữ cảnh không phải đơn giản. Người dùng có thể yêu cầu ChatGPT viết nội dung email với format tiêu chuẩn. |
Viết công thức nấu ăn. Bằng cách nhập tên món, nguyên liệu và chế độ ăn uống, ChatGPT có thể đưa ra công thức nấu ăn với định lượng và công đoạn chi tiết. Tất nhiên, người dùng cần đọc qua công thức để đảm bảo có thể nấu theo hướng dẫn. |
Viết và tìm lỗi trong mã lập trình. Một trong những công dụng hữu ích của ChatGPT là viết, tìm kiếm và phát hiện lỗi trong các đoạn mã lập trình. Không chỉ tìm kiếm lỗi, chatbot còn có thể giải thích, đưa ví dụ và giải pháp khắc phục khả thi nhất. |
Gợi ý phim và nhạc theo sở thích. Với thông tin về thể loại và sở thích của người dùng, ChatGPT có thể đề xuất những bộ phim và bản nhạc phù hợp. Do vẫn còn trong quá trình học hỏi, việc người dùng cung cấp thêm thông tin có thể giúp chatbot đưa ra câu trả lời phù hợp hơn trong những phản hồi kế tiếp. |
Tóm tắt văn bản dài. ChatGPT có khả năng tóm tắt lượng lớn thông tin thành văn bản ngắn gọn. Do đó, người dùng có thể tận dụng công cụ để tóm tắt lịch sử, thông tin về một quốc gia, công nghệ hoặc nhân vật cụ thể. Nếu dán nội dung dài, công cụ còn có thể tóm tắt ý chính để đưa vào bài thuyết trình. Tuy nhiên do dữ liệu của chatbot chỉ đến năm 2021 và không có nguồn tham khảo, người dùng nên kiểm tra một số chi tiết để đảm bảo dữ liệu không bị sai lệch hoặc quá cũ. |
Dịch và giải thích văn bản sang ngôn ngữ khác. Với ChatGPT, người dùng có thể yêu cầu công cụ dịch một chữ hoặc câu sang ngôn ngữ khác. Không chỉ dịch đơn thuần, chatbot còn có thể giải thích ý nghĩa và ngữ cảnh sử dụng. |
Viết công thức Excel. Thay vì dành hàng giờ để nhớ từng cú pháp và điều kiện, người dùng có thể “nhờ” ChatGPT viết công thức Excel bằng cách nhập tác vụ cần tính toán. Chatbot sau đó sẽ hướng dẫn tạo bảng tính và nhập công thức. |
Phát hiện lỗi ngữ pháp. Bên cạnh tính năng sửa lỗi có sẵn trong Microsoft Word hay Google Docs, người dùng có thể chép văn bản vào ChatGPT để tìm kiếm, giải thích lỗi chính tả và ngữ pháp. |
Xuất bản học thuật phủ nhận tác quyền của ChatGPT
Hiện có một làn sóng lo ngại rằng AI, với những nghiên cứu thiếu sót hay thậm chí bịa đặt, có thể gây nguy hại cho các tài liệu học thuật. Springer-Nature, một đơn vị xuất bản gần 3.000 tạp chí, đã cập nhật chính sách của mình, tuyên bố rằng ChatGPT không thể được liệt kê là tác giả. Nhiều đơn vị xuất bản khác đã thực hiện những cập nhật tương tự.