Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

11 năm chiến sự Afghanistan: Thất bại cay đắng của NATO

Tính đến hôm nay, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và đồng minh trên lãnh thổ Afghanistan bước sang năm thứ 12. Hơn 11 năm tham chiến, NATO không đạt được gì ngoài những thất bại cay đắng trên mọi phương diện.

11 năm chiến sự Afghanistan: Thất bại cay đắng của NATO

Tính đến hôm nay, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ và đồng minh trên lãnh thổ Afghanistan bước sang năm thứ 12. Hơn 11 năm tham chiến, NATO không đạt được gì ngoài những thất bại cay đắng trên mọi phương diện.

Thất bại về chính trị

Ngày 7/10/2001, chiến dịch quốc tế được phát động trên lãnh thổ Afghanistan sau khi Mỹ và Anh liên tiếp không kích các căn cứ quân sự của Taliban bởi lý do chứa chấp trùm khủng bố Osama bin Laden. Chính quyền Hồi giáo Taliban nhanh chóng sụp đổ bởi sự vượt trội về quân sự mà Mỹ và Anh sử dụng. Tuy nhiên, đây mới là màn khởi động cho cuộc chiến thực sự trên lãnh thổ Afghanistan.

Binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan.

Ngay sau khi đưa lực lượng quốc tế vào làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ Afghanistan, một chính quyền thân phương Tây đã được Mỹ và NATO dựng lên nhằm thay thế bộ máy của Taliban. Sau thời gian dài đứng đầu Chính phủ tạm quyền với 29 thành viên, đương kim Tổng thống Hamid Karzai chính thức được bầu vào cương vị chèo lái Afghanistan ngày 7/12/2004, đúng ba năm sau khi NATO phát động cuộc chiến lật đổ Taliban.

8 năm trên cương vị tổng thống, ông Hamid Karzai đã đạt được những thành tựu không nhỏ về cải cách đất nước, gìn giữ hòa bình, thống nhất các lực lượng trên lãnh thổ Afghanistan. Tuy nhiên, Chính phủ của ông Karzai đang thực sự bị đe dọa bởi chính sự trỗi dậy của Taliban khi Mỹ và đồng minh rút toàn bộ lực lượng gìn giữ hòa bình nước ngoài về nước vào cuối năm 2014.

Có nguồn tin cho rằng, Taliban và Mỹ đang hoàn tất những bước đi cần thiết để đàm phán với nhau nhằm cô lập tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda, cái cớ mà Mỹ và đồng minh sử dụng để lật đổ chính quyền Taliaban. Đổi lại, Taliban sẽ trở lại điều hành đất nước sau hơn một thập kỷ thất thế, chấp thuận hợp tác an ninh với Mỹ đồng thời cho phép Washington duy trì các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Afghanistan. Nếu điều này trở thành hiện thực, chính quyền Tổng thống Karzai do Mỹ và đồng minh dựng lên sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Thất bại về quân sự

Trong những ngày đầu tiên phát động cuộc chiến nhằm lật đổ chính quyền Taliban, Mỹ và Anh không phải gánh bất cứ thiệt hại nào về người. Thế nhưng, quãng thời gian triển khai quân đội làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trên lãnh thổ Afghanistan lại cướp đi sinh mạng của không ít binh sĩ nước ngoài.

Lực lượng Taliban ngày càng lớn mạnh.

Những vụ đánh bom liều chết, gài bom ven đường hay tấn công trực diện vào các binh sĩ nước ngoài do các tay súng Taliban thực hiện đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người. Theo thống kê mới nhất được ghi nhận, Mỹ xếp đầu danh sách tổn thất với 2.134 binh sĩ bị giết trên lãnh thổ Afghanistan sau hơn 11 năm tham chiến. Anh xếp thứ 2 với 433 người, các quốc gia còn lại mất 632 người. Như vậy, hơn 11 năm tham chiến ở Afghanistan đã cướp đi sinh mạng của 3.199 binh sĩ nước ngoài, những người tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, truy quét tàn quân Taliban.

Song song với việc gìn giữ hòa bình, NATO còn chi hàng tỷ USD đào tạo lực lượng an ninh Afghanitan để đảm trách nhiệm vụ duy trì trật tự, chống lại sự quấy phá của các tay súng Taliban. Hiện tại, lực lượng quốc tế đang dần chuyển giao nhiệm vụ gìn giữ hòa bình cho quân đội và cảnh sát Afghanistan, tiến tới trao toàn bộ trọng trách duy trì an ninh cho chính người Afghanistan vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, nhiều nhà ngoại giao than thở rằng, lực lượng anh ninh Afghanistan vẫn quá mỏng và quá yếu để chống lại những tay súng Taliban thiện chiến và nhiều kinh nghiệm trên chiến trường.

Thất bại về con người

Tiến hành cuộc chiến chống lại Taliban dưới cái mác chống khủng bố, triển khai quân đội khắp lãnh thổ Afghanistan với tuyên bố gìn giữ hòa bình, mang lại dân chủ nhưng cái mà người dân Afghanistan nhận lại là những điều hoàn toàn trái ngược. Chưa bao giờ khủng bố lại xảy ra trên đất Afghanistan nhiều như khi Mỹ và đồng minh tới làm nhiệm vụ chống khủng bố.

Binh sĩ nước ngoài, quan chức Chính phủ hay thậm chí những người ủng hộ Mỹ và đồng minh đều có thể trở thành mực tiêu tấn công của các tay súng Taliban. Dù người dân Thủ đô Kabul hay tất cả những thành phố khác thì cuộc sống của họ đều luôn ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Những vụ đánh bom liên tiếp xảy ra trên đường phố cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân Afghanistan. Mỗi lần ra đường là một lần người Afghanistan “đánh cược sinh mạng” với tử thần. Chính vì lẽ đó, binh sĩ nước ngoài luôn là những kẻ mang tai họa trong mắt người dân Afghanistan.

Trong khi đó, Chính phủ thân phương Tây do chính NATO dựng lên lại tồn tại đầy rẫy những vấn đề cần phải giải quyết. Tình trạng tham nhũng tăng cao cùng với sự rời rạc, thiếu gắn kết khiến Chính phủ mà NATO dày công gây dựng có thể đổ sập bất kể lúc nào trước sự tấn công không ngừng nghỉ của Taliban.

Ngoài ra, những vấn đề vô cùng nan giải lại đang tồn tại trong chính lực lượng an ninh mà NATO dày công vun đắp, đào tạo. Chi hàng tỷ USD để đầu tư vũ khí và đào tạo các tay súng Taliban, thế nhưng, lực lượng này không chỉ thua kém mọi mặt đối với các tay súng Taliban mà còn là mối nguy tiềm ẩn đối với chính binh sĩ nước ngoài làm nhiệm vụ tại Afghanistan.

Hàng loạt vụ việc nhân viên an ninh Afghanistan xả súng bắn chết các binh sĩ nước ngoài sau đó trốn vào khu vực mà Taliban kiểm soát cho thấy nỗ lực của Mỹ và đồng minh đang được sử dụng để chống lại chính bản thân họ. Theo thống kê, chỉ 25% vụ tấn công trong năm 2012 là do Taliban phát động. Phần còn lại do chính những người mà phương Tây đào tạo gây ra. Chính sự khác biệt về văn hóa, tín ngưỡng là nguyên nhân của hầu hết các vụ việc trên.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm