Âm nhạc
Không phải mọi vũ khí đều xé thịt và nghiền xương con người. Trên thực tế, những vũ khí đáng sợ nhất lại không gây cảm giác đau đớn thể chất vì chúng tấn công vào tâm trí. Âm nhạc là một trong những thứ có khả năng tác động tới cảm xúc của con người một cách hiệu quả. Chiến tranh âm nhạc xuất hiện từ thời xưa. Những nhà quân sự lừng danh như George Washington hay Andrew Jackson từng khiến quân địch khiếp đảm bởi những binh đoàn đánh trống. Trong Chiến tranh Triều Tiên, binh sĩ Trung Quốc dọa lính Mỹ bằng cách phát những bản nhạc đám ma và các giai điệu kỳ quái của Hank Williams khiến màn đêm trở nên đáng sợ hơn, The Washington Post đưa tin.
Trong Thế chiến II, lính Đức thường phải nghe những bản nhạc có khả năng làm tăng sĩ khí. Ảnh: Bild |
Đường nóng chảy
Nếu bạn không bị sâu răng thì bạn sẽ thấy đường là thứ tương đối vô hại. Tuy nhiên, một số quân đội từng biến đường thành loại vũ khí khiến ngay cả những binh sĩ gan dạ nhất cũng khiếp đảm. Đường nóng chảy có thể bám vào hầu hết mọi thứ. Nó phá hủy da người theo cách còn đáng sợ hơn cả bom napalm, bởi nó vừa bám vừa gây bỏng.
Ảnh minh họa: dailyfinance.com |
Người ta có thể sử dụng đường trong chiến trận để thay thế những khẩu pháo. Trong thế kỷ 17, một tàu buôn Trung Quốc đã chống trả bọn cướp biển Hà Lan bằng một biện pháp rất bất ngờ. Họ bắn đường nóng chảy sang tàu bọn cướp. Lũ hải tặc đã trải qua những cảnh tượng kinh hãi trước khi tháo chạy. Ngày nay tù nhân trong các trại giam thường dùng đường nóng chảy để tấn công đối thủ.
Ô tô bọc thép
Không ai biết lòng can đảm của người Ba Lan trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, bởi phát xít Đức đã chiếm đất nước này ngay từ đầu cuộc chiến. Nhưng lực lượng kháng chiến Ba Lan đã chiến đấu rất dũng cảm và hiệu quả với lính Đức trong thời kỳ nửa sau của cuộc chiến. Họ dùng mọi thứ để chế tạo vũ khí.
Ô tô bọc thép Kubus là cỗ xe khiến lính Đức khiếp đảm trên chiến trường. Ảnh: deviantart.com |
Phát minh nổi bật nhất của lực lượng kháng chiến Ba Lan là ô tô bọc thép Kubus. Họ lấy một xe tải Chevrolet cũ rồi ghép những tấm thép lên xe để biến nó thành cỗ xe tăng. Sau đó họ gọi nó là Kubus (theo tên của một đồng đội đã tử trận) rồi lắp các súng máy và súng phun lửa. Toàn bộ quá trình chế tạo Kubus diễn ra trong vỏn vẹn 13 ngày.
Kubus không "ngán" lựu đạn, súng máy và sở hữu mọi đặc tính của những cỗ xe tăng khủng. Khi nó xung trận, vô số lính Đức đã không thể tin vào mắt họ. Nó gây thương vong lớn cho quân Đức trong khi lại bảo vệ rất tốt những người bên trong. Cỗ xe chỉ ngừng hoạt động sau khi một mảnh đạn làm rách lốp của nó.