Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 năm ròng rã đàm phán TPP

Từ khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương có hiệu lực vào năm 2006, các nước đã liên tục đàm phán trong gần 10 năm để xây dựng hiệp định mới.

Đại diện thương mại 12 nước thành viên công bố kết thúc đàm phán, đạt được thỏa thuận cuối cùng Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

28/5/2006: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực với sự tham gia của New Zealand, Brunei, Singapore.

3/2008: Mỹ gia nhập các vòng đàm phán để tạo ra TPP mới.

9/2008: Tổng thống Mỹ George Bush thông báo với Quốc hội về ý định gia nhập TPP.

12/2008: Ông Bush thông báo với Quốc hội Mỹ về kế hoạch đàm phán TPP với Peru, Australia và Việt Nam.

3/2009: Các bên đưa ra lịch trình cho vòng đàm phán đầu tiên để thành lập TPP mới, song các cuộc đàm phán bị trì hoãn do chính phủ Mỹ.

11/2009: Tổng thống Barack Obama thông báo trước Quốc hội về việc đàm phán TPP để hội nhập kinh tế và tăng xuất khẩu.

3/2010: Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại thành phố Melbourne, Australia. Các bên nhất trí trao đổi quan điểm, thu thập thông tin và soạn thảo tài liệu.

6/2010: Vòng đàm phán thứ hai diễn ra tại thành phố San Francisco, bang California, Mỹ. Các bên tập trung thảo luận về cấu trúc của TPP và mối quan hệ của TPP với Hiệp định Thương mại Tự do (FTA).

10/2010: Vòng đàm phán thứ ba diễn ra tại Brunei. Các bên điều chỉnh nội dung hiệp định và đưa ra các gợi ý cho hoạt động hợp tác.

12/2010: Vòng đàm phán thứ 4 diễn ra tại thành phố Aucland, thủ đô của New Zealand. Các nhóm chuyên gia soạn thảo nội dung cho từng chương của hiệp định. 

Lãnh đạo các nước TPP gặp mặt vào tháng 12/2014. Ảnh: Reuters

2/2011: Vòng đàm phán thứ 5 diễn ra tại thành phố Santiago, Chile. Các nước tổ chức từng phiên họp chuyên đề nhằm thảo luận về thuế quan.

3/2011: Vòng đàm phán thứ 6 diễn ra tại Singapore.

6/2011: Vòng đàm phán thứ 7 diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh.

9/2011: Vòng đàm phán thứ 8 diễn ra ở thành phố Chicago, Mỹ.

10/2011: Vòng đàm phán thứ 9 diễn ra tại thành phố Lima, Peru.

12/2011: Vòng đàm phán thứ 10 diễn ra tại thành phố Kuala Lumpur, Malaysia.

3/2012: Vòng đàm phán thứ 11 diễn ra ở Melbourne, Australia.

5/2012: Vòng đàm phán thứ 12 diễn ra ở thành phố Dallas, bang Texas, Mỹ.

6/2012: Mỹ mời Mexico và Canada tham gia TPP.

7/2012: Vòng đàm phán thứ 13 diễn ra ở thành phố San Diego, bang California, Mỹ.

9/2012: Vòng đàm phán thứ 14 diễn ra ở thành phố Leesburg, bang Virginia, Mỹ.

12/2012: Vòng đàm phán thứ 15 diễn ra ở thành phố Aucland, New Zealand. 

Các bộ trưởng Thương mại các nước thành viên TPP trên bàn đàm phán tại Singapore. Ảnh: AFP

3/2013: Vòng đàm phán thứ 16 diễn ra ở Singapore.

5/2013: Vòng đàm phán thứ 17 diễn ra ở Lima, Peru.

7/2013: Vòng đàm phán thứ 18 diễn ra ở Malaysia.

23/7/2013: Nhật Bản chính thức tham gia TPP.

8/2013: Vòng đàm phán thứ 19 diễn ra ở Brunei.

9/2013: Các trưởng đoàn đàm phán họp tại thành phố Washington, Mỹ.

10/2013: Các bộ trưởng họp tại đảo Bali, Indonesia.

12/2014: Quan chức và các chuyên gia đàm phán tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.

1/2015: Trưởng các đoàn đàm phán gặp nhau tại thành phố New York, Mỹ.

7/2015: Các bộ trưởng họp tại bang Hawaii, Mỹ.

9/2015: Trưởng các đoàn đàm phán thảo luận tại thành phố Atlanta, bang Georgia.

5/10/2015: Trưởng đoàn của 12 nước thành viên TPP chính thức tuyên bố kết thúc đàm phán và đạt được thoả thuận cuối cùng cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.

Đại sứ Mỹ: VN hưởng lợi nhất trong các nước thành viên TPP

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius đưa ra nhận xét trên sau những kết quả của Hội nghị Bộ trưởng các nước đàm phán TPP kết thúc hôm 31/7 ở Hawaii.

TPP: Những thuận lợi, thách thức với Việt Nam

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin cơ bản nhất về Hiệp định TPP và những tác động tới Việt Nam.

Linh Phong

Bạn có thể quan tâm