Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 giải pháp giúp bảo vệ lá gan

Gan là một trong những cơ quan dễ bị tổn thương do đồ ăn khi vào cơ thể đều được xử lý, chuyển hóa ở đây. Mỗi người cần có kiến thức để chủ động bảo vệ lá gan của mình.

Thực tế hiện nay, tỷ lệ người bị gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy gan và cả ung thư gan đang tăng lên rất nhanh trong cộng đồng. Tin không vui đó là khi gan đã xơ, đã ung thư thì cơ hội chữa trị thành công rất nhỏ, trừ khi có nguồn gan ghép và kinh tế rất lớn.

Điều bác sĩ mong mỏi chia sẻ đến mọi người chính là việc chúng ta cần có ý thức chủ động dự phòng bảo vệ lá gan của mình, vì đây chính là con đường quan trọng và hiệu quả nhất giúp cơ thể có một lá gan khỏe mạnh lâu dài.

10 nội dung dự phòng dưới đây, rất mong mọi người cùng nhau thực hiện nhé!

1. Hạn chế bia rượu là giải pháp số 1. […]

2. Ưu tiên sử dụng những thực phẩm tốt cho gan.

- Yến mạch

- Thực phẩm hàng ngày nên ưu tiên cá tươi, dầu ô-liu, chanh, tỏi và các loại rau củ.

- Về đồ uống: Trà xanh nên là nước uống thường ngày.

- Tráng miệng ưu tiên nho, lê, bưởi, cam các loại...

- Thực phẩm không tốt cho gan có thể kể đến đồ ăn chiên rán, quay, nướng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ đóng gói sẵn, khoai tây chiên, thực phẩm giàu tinh bột (bánh mì, mì ống và bánh ngọt hoặc bánh nướng…), các loại đường và muối.

3. Dùng thuốc chữa bệnh có kiểm soát. […]

Bao ve la gan anh 1

Chủ động bảo vệ gan để có một cơ thể khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Shutterstock.

4. Thận trọng với hóa chất.

Các hóa chất phổ biến có thể gây tổn thương gan bao gồm dung môi làm sạch khô carbon tetrachloride, một chất gọi là vinyl clorua (được sử dụng để sản xuất nhựa), paraquat trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và một nhóm hóa chất công nghiệp gọi là biphenyls polychlorin hóa.

Nếu các bạn tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hãy thực hiện tất cả biện pháp phòng ngừa cần thiết để bảo vệ tránh phơi nhiễm như dùng khẩu trang, găng tay, mũ và áo, quần bảo hộ.

5. Tiêm phòng đầy đủ vaccine phòng viêm gan A, B.

Một động tác rất nhỏ nhưng đóng vai trò lớn lao giúp chúng ta tránh được nguy cơ bị lây nhiễm virus viêm gan A và B. Các bạn đừng quên nhé, đặc biệt là con nhỏ và những người làm việc trong môi trường có nguy cơ cao bị phơi nhiễm (nhân viên y tế, thợ cắt tóc, thợ xăm hình...).

6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Đặc biệt quan trọng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp phát hiện xử lý sớm các dị tật, bệnh lý gan mật như bệnh lý nang ống mật chủ, bất thường đường mật, sỏi mật, u đầu tụy…

Nếu chúng ta thấy người mệt mỏi, tức đau hạ sườn phải, không muốn ăn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm… cần vào viện kiểm tra chức năng gan ngay vì có thể đang bị viêm gan cấp đó, các bạn ạ.

7. Cẩn thận với độc tố Aflatoxin trong thực phẩm.

Chất gây ung thư gan này được tạo ra bởi một loại nấm có trong đậu phộng, lúa mì, đậu nành, hạt lạc, ngô, gạo bị mốc hoặc bảo quản trong môi trường ẩm ướt.

Mặc dù nguy cơ sử dụng những sản phẩm ngũ cốc chứa nấm này có thể xảy ra ở mọi nơi trên thế giới, nó phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới nóng ẩm. […]

8. Xây dựng lối sống lành mạnh.

Nghiêm ngặt tuân thủ dùng kim tiêm, dao cạo râu riêng rẽ, vô trùng khi đi xăm hình, truyền máu, cắt tóc, cạo râu và dùng bao cao su khi quan hệ tình dục...

Tránh tiếp xúc với máu cũng như các chất dịch cơ thể của người khác, vì virus viêm gan có thể lây lan qua những con đường đó.

Giảm cân, tránh béo phì và kiểm soát đường máu tốt với những người bị đái tháo đường, vì chính béo phì và tình trạng tăng đường huyết kéo dài cũng là nguyên nhân gây bệnh lý gan nhiễm mỡ (Nonalcoholic fatty liver disease).

9. Sàng lọc bằng công nghệ gen.

Chúng ta có thể sàng lọc sớm bằng công nghệ gen nếu trong gia đình có người thân bị đột biến gen nhất định liên quan đến những tổn thương gan, từ đó chủ động đưa ra những giải pháp dự phòng cần thiết để bảo vệ gan.

Ví dụ như gen trên nhiễm sắc thể 14 chịu trách nhiệm sản xuất protein alpha1-antitrypsin.

10. Lưu ý với nữ giới, người già và trẻ nhỏ.

Phụ nữ dường như chuyển hóa một số độc tố chậm hơn nam giới dẫn đến gan của nữ tiếp xúc với nồng độ các chất có hại trong máu thường xuyên hơn. Điều này làm tăng nguy cơ viêm và ngộ độc gan.

Với người già cũng vậy, việc thải loại các chất có hại cũng chậm hơn làm cho các độc tố và sản phẩm phụ của chúng tồn tại trong cơ thể lâu hơn, nguy cơ tổn thương gan sẽ cao hơn.

Với trẻ nhỏ, luôn giữ tất cả các loại thuốc và vitamin bổ sung tránh xa tầm tay, các bạn nhé!

Trần Quốc Khánh/ Thái Hà Books và NXB Công thương

SÁCH HAY