Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

1 tỷ USD hàng nước ngoài tràn vào Việt Nam mỗi tháng qua TMĐT

Khoảng 1 tỷ USD hàng hóa nước ngoài về Việt Nam mỗi tháng qua 4 sàn TMĐT lớn. Nếu không bỏ miễn thuế, đây sẽ là khoản thất thu lớn và gây cạnh tranh không lành mạnh.

Bộ Công Thương ghi nhận trên dưới 1 tỷ USD/tháng giá trị hàng nhập khẩu qua kênh TMĐT. Ảnh: Đào Phương.

Trả lời câu hỏi chất vấn của các đại biểu tại Kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với mức tăng bình quân 20-25%/năm, thuộc nhóm 5 nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng. Quy mô TMĐT đạt trên 20 tỷ USD/năm, chiếm 8% tổng doanh thu hàng hóa tiêu dùng cả nước.

Tuy vậy, lĩnh vực TMĐT đang phải đối mặt với 3 thách thức lớn gồm mất an toàn dữ liệu cá nhân; hàng giả, hàng kém chất lượng, tính an toàn thấp, chưa được kiểm soát chặt chẽ đã và đang bao vây, sẵn sàng đổ bộ, ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp sản xuất cũng như người tiêu dùng; thất thu thuế.

Kiểm soát hàng hóa TMĐT nhập khẩu vào Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thừa nhận tình trạng hàng giả, hàng nhái thông qua TMĐT đang đe dọa người tiêu dùng và cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước.

Để khắc phục vấn đề này, Bộ thường xuyên khuyến nghị người sản xuất trong nước chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm để đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời đẩy mạnh vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.

Về công tác hoàn thiện pháp luật, Bộ Công Thương đã trình cấp có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành năm 2023 và Nghị định hướng dẫn, triển khai đề án chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như cơ chế tiếp nhận phản ánh người tiêu dùng cả nước 24/7. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ trên kênh TMĐT.

bo truong bo cong thuong,  ong nguyen hong dien,  thue tmdt anh 1

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết hàng hóa trong nước đang bị hàng TMĐT nhập khẩu cạnh tranh. Ảnh: Quochoi.

Tính riêng trong năm 2023, Bộ đã tiếp nhận và gỡ bỏ hơn 18.000 sản phẩm và chặn hơn 5.000 gian hàng vi phạm quy định hiện hành.

Thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan, tham mưu với Chính phủ xem xét ban hành nghị định về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu qua TMĐT. Theo đó, sẽ tách bạch luồng hàng hóa thông thường với hàng TMĐT để quản lý người bán nước ngoài qua kênh này.

Bộ cũng đề xuất bãi bỏ quy định miễn thuế VAT đối với hàng hóa nhập khẩu giá trị nhỏ để tránh tình trạng hàng nhập khẩu qua TMĐT cạnh tranh với hàng trong nước mà không bị áp thuế.

Theo quy định hiện hành, hàng hóa giá trị nhỏ dưới 1 triệu đồng không phải chịu thuế nhập khẩu và thuế VAT. Qua theo dõi 4 sàn TMĐT lớn mà người bán nước ngoài đang khai thác, Bộ Công Thương ghi nhận trên dưới 1 tỷ USD/tháng giá trị hàng nhập khẩu qua kênh TMĐT. Nếu không điều chỉnh lỗ hổng này sẽ bị thất thoát lượng thuế lớn.

Áp dụng định danh điện tử cho người bán TMĐT

Đối với giải pháp chống thất thu thuế, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết theo thống kê, số thu thuế trong lĩnh vực TMĐT của năm 2023 tăng trên 16% so với năm 2022. Tuy nhiên, Bộ trưởng thừa nhận vẫn còn tình trạng thất thu thuế trong lĩnh vực này.

Trên thực tế, Bộ Công Thương đã phối hợp với ngành thuế và Bộ Tài chính xây dựng cơ sở dữ liệu của hơn 900 website và gần 300 ứng dụng sàn giao dịch TMĐT để thực hiện rà soát và tăng cường quản lý thuế.

Thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu dùng chung và chia sẻ liên thông với các bộ ngành liên quan để phục vụ công tác quản lý thuế và hải quan; khẩn trương hoàn thành kết nối hệ thống giữa cơ quan chức năng của Bộ Công Thương và Tổng cục thuế để trao đổi dữ liệu các website ứng dụng TMĐT bán hàng trong tháng 6.

Bộ cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an trong áp dụng định danh điện tử cho người bán trên sàn giao dịch để tăng cường hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế; tích cực thanh kiểm tra, xử lý vi phạm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân hoạt động trên TMĐT không kê khai thuế.

Bộ trưởng cũng cho biết để tăng cường quản lý hướng dẫn hỗ trợ người tiêu dùng, Bộ đã công khai danh sách các website TMĐT bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Về lo ngại lợi dụng biện pháp này để cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu nhau, Bộ trưởng cho biết cơ quan quản lý thực hiện quy trình tiếp nhận, công khai thông tin rất chặt chẽ với các yêu cầu cụ thể.

Bộ Công Thương: Sẽ tăng trách nhiệm của KOL/KOC trong bán hàng online

Cơ quan quản lý cho biết sẽ bổ sung quy định, chế tài để tăng cường trách nhiệm của người có ảnh hưởng nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử.

Bộ Tài chính vẫn quyết cấm xuất cảnh lãnh đạo doanh nghiệp nợ thuế

Bộ Tài chính đánh giá tạm hoãn xuất cảnh là một biện pháp cứng rắn cũng như cảnh báo cho người nộp thuế đang nợ thuế để đảm bảo việc hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Bộ Tài chính nêu lý do sàn TMĐT phải nộp thuế thay người bán

Bộ Tài chính cho biết các sàn thương mại điện tử có thể nắm đầy đủ thông tin về cả người bán và người mua, thuận lợi để thực hiện việc kê khai, nộp thuế thay người bán.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm