Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

1,5 thế kỷ của kênh đào Suez

Kênh đào Suez ở Ai Cập, nơi mới xảy ra sự cố tàu container mắc kẹt, được xây dựng từ 150 năm trước và có bề dày lịch sử phát triển.

Dự án kênh đào Suez được triển khai trong khoảng từ năm 1859 đến năm 1869, dưới sự chỉ huy của kiến trúc sư người Pháp Ferdinand de Lesseps. Dự án này nhận được nguồn tài trợ từ chính phủ Pháp và Ai Cập thời bấy giờ.

kenh dao Suez anh 1

Kênh đào Suez trong quá trình mở rộng vào năm 1955. Ảnh: AFP.

Suốt 150 năm qua, kênh đào Suez thường xuyên được mở rộng và cải tiến, cho phép nhiều loại tàu hiện đại lưu thông. Bài viết của AFP điểm qua những mốc phát triển quan trọng của kênh đào Suez, nơi có khoảng 10% lượng hàng hóa giao dịch đường thủy được vận chuyển qua.

Năm 1869, kênh đào Suez trở thành kênh đào xuyên biển đầu tiên trên thế giới, với tổng chiều dài 164 km và độ sâu 8 m. Lúc này, nó cho phép lưu thông các tàu có tải trọng khoảng 4.500 tấn ở độ sâu 6,7 m, theo Cơ quan quản lý kênh đào Suez.

Đến năm 1887, kênh đào được cải tiến, nhằm cho phép tàu lưu thông vào buổi đêm và tăng gấp đôi công suất. Song mãi đến thập niên 1950, các tuyến đường thủy mới được mở rộng, đào sâu và kéo dài, đáp ứng nhu cầu của nhiều doanh nghiệp hàng hải.

Khi Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser quốc hữu hóa kênh đào Suez vào năm 1956, nó đạt đến chiều dài 175 km và độ sâu 14 m, cho phép lưu thông các tàu chở dầu có tải trọng khoảng 27.000 tấn ở độ sâu 10,7 m.

Năm 2015, kênh đào Suez tiếp tục được nâng cấp để các tuyến đường thủy có chiều dài 193,3 km và độ sâu 24 m. Do đó, nó có thể tiếp nhận các tàu siêu nổi với tải trọng 217.000 tấn ở độ sâu 20,1 m, vốn là những con tàu lớn nhất thế giới.

Đến năm 2019, mỗi ngày kênh đào cho phép khoảng 50 tàu lưu thông, so với mức 3 tàu/ngày vào năm 1869. Các cơ quan chức năng ước tính lưu lượng tàu sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2023, nhờ giải pháp lưu thông hai chiều để giảm thời gian chờ đợi.

kenh dao Suez anh 2

Tàu của Hải quân Mỹ di chuyển đến Vùng Vịnh qua kênh đào Suez. Ảnh: AFP.

Hiện phần lớn trữ lượng dầu trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển và đi qua kênh đào Suez. Đây là tuyến đường nhanh nhất để vượt Đại Tây Dương và đến Ấn Độ Dương, song lại đòi hỏi chi phí cao.

Tàu khổng lồ mắc cạn ở kênh đào Suez vì gió

Một tàu container khổng lồ dài 400 m bị kẹt và chắn ngang kênh đào Suez ngày 23/3, nguyên nhân có thể là trận bão cát với sức gió lên đến 40 hải lý/giờ.

Tàu chở container chắn ngang kênh đào Suez, gây tắc nghẽn giao thông

Một tàu chở container khổng lồ đang mắc kẹt tại kênh đào Suez gây ra tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng, chặn đứng giao thương của hai đầu kênh thương mại quốc tế huyết mạch.

Venice ngập hơn 1 m vì hệ thống chắn lũ không hoạt động

Thành phố kênh đào Venice lại chìm dưới biển nước khi triều cường dâng cao 1,4 m. Hệ thống đập chắn lũ MOSE, đại công trình với 17 năm xây dựng, vẫn không phát huy tác dụng.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm