Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Zalo là công cụ phổ biến nhất trong giao tiếp công việc

Kết quả trên được đưa ra từ báo cáo "Việc sử dụng công cụ số của người Việt Nam" do Q&Me công bố hồi cuối tháng 12/2024.

Là một trong những nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất tại Việt Nam, Zalo được người dùng sử dụng với đa mục đích, từ giao tiếp hàng ngày cho đến hoạt động công việc. Tại Việt Nam, theo báo cáo của Bộ TT&TT, tính đến 30/6/2024, Zalo có 76.5 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng, vượt qua cả 3 nền tảng xuyên biên giới phổ biến nhất bao gồm Facebook (72 triệu), YouTube (63 triệu) và TikTok (67 triệu).

Theo báo cáo quý III/2024 do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (penetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate). Cụ thể, tại hạng mục Nền tảng nhắn tin (messaging platforms), Zalo dẫn đầu về tỷ lệ sử dụng (penetration rate) với 85%, tăng trưởng nhẹ 3% so với Quý II/2024. Các vị trí sau đó lần lượt thuộc về các nền tảng Facebook với 59% và Messenger với 52%.

Zalo PC,  Zalo,  PC,  Q&ME anh 1

Mới đây nhất, báo cáo về việc sử dụng công cụ số của người Việt Nam thực hiện bởi Q&Me vào tháng 11/2024 trên 300 người độ tuổi từ 18 - 39 tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy, Zalo là công cụ trao đổi phổ biến nhất trong công việc. Cụ thể, 92% người tham gia khảo sát sử dụng Zalo trong giao tiếp công việc. Con số trên bỏ xa tỷ lệ 33% người sử dụng Messenger hay 24% người sử dụng Microsoft Teams. Các nền tảng như Skype, WhatsApp, Slack…. được sử dụng hạn chế trong giao tiếp công việc.

Zalo PC,  Zalo,  PC,  Q&ME anh 2

Bên cạnh đó, Zalo cũng dẫn đầu ở hạng mục “ứng dụng người dùng không thể sống thiếu” khi trung bình 36% người được khảo sát trả lời họ không thể sống thiếu Zalo. Con số trên giảm dần ở các ứng dụng khác như Facebook (29%), Youtube (15%) hay Tiktok (10%). Nếu chia theo nhóm tuổi, có đến 51% người dùng trong độ tuổi từ 30-49 cho biết họ Zalo là ứng dụng không thể sống thiếu. Song, ở nhóm người trẻ từ 18-29 tuổi, ứng dụng “bất ly thân” với họ là Facebook (34%), theo sau bởi Zalo (21%).

Zalo PC,  Zalo,  PC,  Q&ME anh 3

Ngoài ra, Zalo cũng là nền tảng gọi video được đông đảo người dùng sử dụng cho cả mục đích cá nhân (79%) lẫn mục đích công việc (65%). Với Messenger, trong khi số lượng người sử dụng tính năng gọi video cho mục đích cá nhân vẫn khá cao, lên tới 64%, chỉ có 26% số người được khảo sát cho biết họ sử dụng Messenger cho mục đích công việc. Những ứng dụng gọi video được sử dụng rộng rãi cho mục đích công việc còn có Google Meet (33%) và Zoom (32%).

Zalo PC,  Zalo,  PC,  Q&ME anh 4

Việc Zalo dẫn đầu nhiều bảng xếp hạng cho thấy sự phổ biến của ứng dụng tại Việt Nam. Là nền tảng nhắn tin hàng đầu trong nhiều năm, Zalo vẫn không ngừng nghiên cứu và cho ra đời những tính năng mới phục vụ đa dạng nhu cầu.

Trước làn sóng trí tuệ nhân tạo (AI), Zalo cũng bổ sung hàng loạt tính năng nhằm giúp người dùng giải trí, phục vụ công việc và hỗ trợ kinh doanh. Trong năm 2024, Zalo AI ghi dấu ấn với các sản phẩm AI có ứng dụng thương mại hóa cao. Vào tháng 10/2024, công nghệ trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) do Fiza x Zalo AI phát triển đã hỗ trợ Ngân hàng Quốc tế VIB triển khai phát hành thẻ tín dụng với tính năng thiết kế cá nhân hóa, đạt hơn 4.000 thẻ áp dụng chỉ sau 2 ngày. Tại lễ trao giải MMA Smarties 2024 diễn ra ngày 25/10, Zalo AI cũng đã được vinh danh ở hạng mục “Enabling Technology Company of the Year”, nhờ công nghệ GenAI do Zalo AI phát triển đã giúp Pepsi tạo ra một chiến dịch quảng bá thành công vào dịp Tết 2024 với hơn 100 triệu AI Avatar cá nhân hóa cho người dùng Zalo được tạo ra.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất Quý 3/2024 mới được VNG công bố, nền tảng nhắn tin Zalo hiện có 77.6 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng (MAU) và gần 1.97 tỷ tin nhắn được gửi đi mỗi ngày.

Minh Đức - Huỳnh Khánh

Bạn có thể quan tâm