Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Yêu cầu làm rõ về 'lê 5 tháng, táo 9 tháng không hỏng'

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu sớm làm rõ thông tin quả lê để 5 tháng, táo để 9 tháng không hỏng và công khai kết quả tới người dân.

Việt Nam bất lực với 'lê 5 tháng, táo 9 tháng không hỏng'

Trong một loại quả bình thường chỉ có 5-7 chất bảo quản nhưng hiện nay có tới hàng trăm dư lượng chất nên sẽ vô vùng khó khăn và tốn kém để giám định, kiểm tra.

Cụ thể, ngay trong tháng 10, Cục Bảo vệ thực vật phải thông tin cho người dân và công luận biết rõ ràng và minh bạch về vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu tại buổi giao ban công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm diễn ra ngày 25/9.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, vấn đề khiến dân bức xúc nhất hiện nay là rau quả bị nhiễm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), hóa chất bảo quản.

Vì thế, Bộ trưởng giao nhiệm vụ cho Cục BVTV sớm hoàn thiện Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp, trong đó tập trung vào lúa, rau, trái cây, chè… để trình Chính phủ vào tháng 10 tới, làm cơ sở triển khai trên diện rộng.

Một độc giả chia sẻ hình ảnh quả táo Trung Quốc trên Facebook-  táo mua về ăn bên ngoài vẫn tươi nguyên nhưng bên trong thấy rõ bị ngấm thuốc bảo quản - ảnh Duong Thi Vu
Độc giả Duong Thi Vu chia sẻ hình ảnh táo mua về ăn bên ngoài vẫn tươi nguyên nhưng bên trong thấy rõ bị ngấm thuốc bảo quản. Ảnh: Facebook Duong Thi Vu

Để ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong rau quả cũng như chất cấm trong chăn nuôi, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã giao Cục BVTV chủ trì xây dựng đề án chuỗi cung ứng rau an toàn; Cục Thú y xây dựng chuỗi cung ứng thịt cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Theo người đứng đầu ngành nông nghiệp, Hà Nội và TP HCM chiếm hơn một nửa dân số đô thị. "Vì thế, nếu tập trung giải quyết vấn đề ở 2 thành phố này thì chúng ta đã giải quyết được nửa vấn đề", Bộ trưởng Phát nhấn mạnh.

Trái dưa hấu chưng 7 tháng vẫn còn tươi nguyên

Trái dưa hấu trên thuộc sở hữu của gia đình chị Dương Ngọc Thủy ở ấp Đông Khánh, xã Tân Khánh Đông, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp).

Lượng kháng sinh vượt mức trong thịt do dân... trộn vào thức ăn

Tại buổi giao ban do Bộ Nông nghiệp tổ chức cũng đã bước đầu làm rõ về nguyên nhân khiến 43% mẫu thịt có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép ở TP. Hồ Chí Minh cũng như việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.

Cụ thể, đầu tháng 8/2014, khi lấy ngẫu nhiên 60 mẫu thịt (30 mẫu thịt heo, 30 mẫu thịt gia cầm) từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đem về giết mổ tại 2 cơ sở giết mổ lớn trên địa bàn thành phố, cơ quan chức năng đã phát hiện 13/30 mẫu thịt heo chiếm tỷ lệ 43,% có nguồn gốc từ Bình Dương, Bến Tre, Bình Thuận, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàm lượng kháng sinh sulfadimidin vượt giới hạn cho phép.

Các loại kháng sinh như sulfadimidin đều có chống chỉ định với người suy gan, suy thận. Hậu quả dư thừa kháng sinh trong các thịt gia súc, gia cầm sẽ tạo sự gia tăng các loại vi khuẩn kháng lại kháng sinh, tức là khi có bệnh uống thuốc kháng sinh không hiệu quả. 

Trước thông tin gây “rúng động” này, trong tháng 8/2014, Cục Thú y đã phối hợp với các địa phương lấy 14 mẫu thịt gà, 28 mẫu thịt lợn ở các tỉnh miền Nam (Long An, Bến Tre, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ) và Lâm Đồng để phân tích 5 chỉ tiêu dư lượng khánh sinh và chất cấm. Kết quả, phát hiện 2 tường hợp tại Long An nhiễm hóa chất kháng sinh cấm (chiếm 4,76%); 1 mẫu thịt gà nhiễm chloramphenicol, 1 mẫu thịt lợn nhiễm salbutamol.

Kết quả, tại Thanh Hóa, phát hiện 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm. Lực lượng chức năng đã xử lý phạt tiền 80 triệu đồng, đình chỉ hoạt động kinh doanh 1,5 tháng và tiêu hủy toàn bộ lô hàng 8,1 tấn thức ăn chăn nuôi vi phạm.

Tại Hưng Yên, tiến hành lấy 3 mẫu thức ăn và 8 mẫu thức ăn bổ sung để phân tích nhưng không có mẫu nào dương tính với chất cấm nhóm beta agonist.

Còn tại TP. HCM, tình trạng thịt có dư lượng kháng sinh sulfadimidin vượt ngưỡng cho phép có thể là do người dân đã tự ý trộn thêm vào thức ăn trong quá trình chăn nuôi.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, kháng sinh sulfadimidin không nằm trong kháng sinh mà được phép sử dụng trong thức ăn chăn nuôi. “Trong tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ, có 18 loại kháng sinh cho sử dụng trong chăn nuôi thì không có cái này. Cái này chứng tỏ người dân đã sử dụng trong quá trình chăn nuôi, chứ không phải được trộn trong thức ăn chăn nuôi.” – ông Dương khẳng định.

Thu hồi và xử lý thuốc bảo vệ thực vật giả, ngoài danh mục

Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Vũ Văn Tám vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các Sở, ban ngành, các đơn vị liên quan tăng cường phối hơp thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh việc nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, buôn bán và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng trên địa bàn quản lý.

Theo đó, các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo các Chi cục Bảo vệ thực vật có phương án bố trí kho lưu chứa và tiếp nhận, thu hồi các loại thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, kém chất lượng và thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam, bị các cơ quan chức năng thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra trên thị trường (kể cả thuốc vô chủ). Bên cạnh đó, các đơn vị cơ sở cần xây dựng kế hoạch để xử lý và tiêu hủy theo quy định của pháp luật.

Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố sau khi bố trí được kho lưu chứa và tiếp nhận các loại thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu hủy báo cáo về bộ để bộ thông báo cho các đơn vị có liên quan


 

 

Thiên Lam

Bạn có thể quan tâm