Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Hội nghị về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ, hôm 26/9. Ảnh: AFP |
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh về Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc hôm 26/9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng, Bắc Kinh sẽ góp hai tỷ USD cho việc hỗ trợ phát triển toàn cầu trong giai đoạn đầu.
Trung Quốc cũng sẽ tăng khoản tiền này lên 12 tỷ USD trong 15 năm tới, đồng thời hoãn đáo hạn cho một số nước nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển của Liên Hợp Quốc.
Một trong những điều tham vọng nhất trong danh sách 17 mục tiêu của Liên Hợp Quốc là xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực - được định nghĩa là có mức sống ít hơn 1,25 USD một ngày - trước năm 2030.
Douglas H.Paal, Phó chủ tịch Quỹ Carnegie vì Hòa bình quốc tế, nói với New York Times rằng, “món quà” của ông Tập “phản ánh Trung Quốc đã chấp nhận tăng cường trách nhiệm toàn cầu”.
Tuy nhiên, theo Christian Science Monitor, Bắc Kinh mới chính là nước hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng viện trợ.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc gặp biến động trong vài ngày liên tiếp hồi tháng 8 khiến nền kinh tế thế giới chao đảo. Ảnh minh họa: Telegraph |
Trong vài năm qua, Bắc Kinh đẩy mạnh hoạt động quân sự của họ bằng cách nỗ lực kiểm soát vùng biển và đảo tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời khoe tiềm lực quân sự trong lễ duyệt binh lớn với 12.000 binh sĩ hồi đầu tháng 9.
Tuy nhiên, phía sau những việc làm này, Bắc Kinh cũng nhanh chóng đẩy mạnh hợp tác với các nước kém phát triển hoặc bất ổn nhiều nhất trên thế giới. Hiện nay, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc chiếm 30% đầu tư nước ngoài ở Syria, 82% ở Zimbabwe và thậm chí 20% ở đất nước Hy Lạp đang chìm trong nợ.
Theo một cuộc điều tra của tờ New York Times vào mùa hè này, Trung Quốc đang đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia mà phương Tây thờ ơ vì lý do tài chính hoặc chính trị hay cả hai. Bắc Kinh cũng tạo những thỏa thuận phát triển sinh lợi với các quốc gia không thể hoặc không sẵn sàng hợp tác để nhận hỗ trợ từ các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoặc Ngân hàng thế giới.
Ecuador là một ví dụ. Quốc gia này vay Trung Quốc 11 tỷ USD nhằm hỗ trợ loạt dự án về năng lượng như xây dựng các con đập hoặc khai khoáng. Đổi lại, quốc gia Nam Mỹ với 16 triệu dân phải để Trung Quốc kiểm soát một số tài nguyên thiên nhiên như gần 90% nguồn dầu mỏ, đồng thời tạo hợp đồng với các công ty xây dựng Trung Quốc, bên cạnh việc trả hết lợi tức của khoản vay.
Sau khi điều tra, tờ Times nêu kết luận: "Những thỏa thuận như vậy đều phục vụ lợi ích của Trung Quốc".
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khác lo ngại rằng, "tác dụng phụ" từ sự phát triền công nghiệp hóa của Trung Quốc sẽ khiến Bắc Kinh tìm cách tiếp cận các nước nhận viện trợ. Công nghiệp khai mỏ của Trung Quốc hiện là một trong những ngành nguy hiểm nhất dù có nhiều cải tiến về điều kiện làm việc. Theo nghiên cứu năm 2015 của Đại học California - Berkeley (Mỹ), khoảng 4.000 người Trung Quốc chết mỗi ngày vì ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Khi dân số tăng tới 200 triệu dân, Trung Quốc vẫn nằm dưới mức chuẩn nghèo của toàn cầu, đặc biệt khu vực nông thôn, nhưng hầu hết đã được hưởng lợi từ nền kinh tế phát triển nhanh của đất nước.
Còn Viện Galluo - cơ quan thăm dò dư luận nối tiếng của Mỹ - công bố cuộc điều tra cho thấy, chất lượng sống của người dân Trung Quốc ít chuyển biến trong 10 năm qua.