Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuyên đêm rước 'ông lợn 220 kg' ở hội làng La Phù

Tối 3/2 (tức 13 tháng Giêng), "ông lợn" nặng 220 kg được dân làng La Phù rước tới đình làng tế Thành hoàng làng trong dịp lễ đầu năm.

Ngày 13 tháng Giêng hàng năm, lễ hội rước lợn làng La Phù diễn ra trong sự chờ mong của cả dân làng. Lễ rước "ông lợn" của người dân La Phù để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng, Đức Tam Lang Đại Vương, lạc tướng thời vua Hùng thứ 18.
le ruoc lon La Phu anh 1
le ruoc lon La Phu anh 1

Ngày 13 tháng Giêng hàng năm, lễ hội rước lợn làng La Phù diễn ra trong sự chờ mong của cả dân làng. Lễ rước "ông lợn" của người dân La Phù để tưởng nhớ công ơn của Thành hoàng làng, Đức Tam Lang Đại Vương, lạc tướng thời vua Hùng thứ 18.

Đầu giờ chiều, không khí chuẩn bị cho lễ rước lợn đã rộn ràng, len lỏi khắp ngõ ngách trong làng La Phù. "Ông lợn" của xóm Thống Nhất II, sau quá trình tuyển chọn kỹ càng, được xóm cùng chăm nuôi theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt với cám, đường, các loại hoa quả như chuối, thanh long, táo... Tiêu chuẩn một “ông lợn” đạt yêu cầu phải có thân dài, mõm dài, tai to, da trắng và thành quả chăm sóc của xóm với "ông lợn" nặng tới 220 kg.
le ruoc lon La Phu anh 2
le ruoc lon La Phu anh 4

Sau khi "trang điểm", từ 19h, "ông lợn" được rước ra đình làng dưới sự hướng dẫn của các bậc cao niên.

le ruoc lon La Phu anh 5

Các xóm sẽ rước lợn quanh làng trong khoảng 2 tiếng đồng hồ, sau đó mới vào sân đình lúc 21h.

le ruoc lon La Phu anh 10

17 "ông lợn" rước quanh làng, sẽ có 6 "ông lợn" được tuyển chọn đưa vào gian trong của đình, 11 "ông lợn" khác sẽ được lễ tế ở gian ngoài.

le ruoc lon La Phu anh 11

Sau đó, lúc 23h, các cụ cao niên làm lễ liên tục đến 2h sáng ngày 14 tháng Giêng, rồi 17 “ông lợn” sẽ được trả về xóm xẻ thịt phân phát cho người dân.

Sách hay về xã hội

Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.

Sách Bàn về Quốc hội - những thách thức của những khái niệm là kết quả của cả một quá trình tích lũy và suy ngẫm của tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.

Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.

Bài liên quan

Thành Đông

Bạn có thể quan tâm