Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xuất nhập khẩu lập kỷ lục mới, đạt mốc 700 tỷ USD

Trong 11 tháng, xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc đều vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Trong 11 tháng đầu năm, thặng dư cán cân thương mại đạt 10,68 tỷ USD. Ảnh: Duy Hiệu.

Ngày 14/12, Tổng cục Hải quan cho biết một cột mốc mới về tổng trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12 là 700 tỷ USD (tính đến ngày 14/12, trị giá xuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD).

Như vậy, trong 20 năm qua xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã liên tiếp đạt các mốc kỷ lục. Cụ thể, năm 2001 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu chỉ hơn 30 tỷ USD. Sau 6 năm, đến năm 2007, tổng trị giá xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100 tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.

Bốn năm sau, năm 2011 ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi, đạt con số 200 tỷ USD. Đến năm 2015 xuất nhập khẩu Việt Nam cũng đã cán mốc trị giá 300 tỷ USD.

Cột mốc 400 tỷ USD của xuất nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận vào giữa tháng 12/2017, cột mốc 500 tỷ USD được ghi nhận vào giữa tháng 12/2019, cột mốc 600 tỷ USD được ghi nhận vào ngày 30/11/2021. Và cột mốc tiếp theo sẽ được ghi nhận vào ngày 15/12 đạt 700 tỷ USD.

Cơ quan Hải quan đánh giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đã có bước tiến mạnh mẽ về mặt quy mô và tốc độ. Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt 5.146 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gần 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm về trước cộng lại.

THỜI ĐIỂM GHI NHẬN CÁC MỐC KỶ LỤC CỦA XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TỪ 2007-2022

Nhãn1/12/200725/12/201225/11/201518/12/201720/12/201930/11/202115/12/2022
Tổng trị giá xuất nhập khẩutỷ USD100300300400500600700

Trong 11 tháng đầu năm, thặng dư cán cân thương mại đã tăng cao trở lại, đạt 10,68 tỷ USD. Về thị trường xuất nhập khẩu, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn nhất và Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Tính từ đầu năm đến hết 11 tháng, xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ đạt 101 tỷ USD, tăng 17,7% (tương ứng tăng 15,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2021. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đạt 109,46 tỷ USD, tăng 10% (tương ứng tăng 9,93 tỷ USD).

Như vậy, xuất khẩu sang Mỹ và nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc trong 11 tháng đều vượt ngưỡng 100 tỷ USD, đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.

Với xếp hạng gần đây trong năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 23 trên thế giới và nhập khẩu của Việt Nam xếp hạng thứ 20 trên thế giới. Trong ASEAN, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore) và nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam có vị trí thứ 2 (chỉ sau Singapore).

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Xuất khẩu thủy sản lập kỷ lục, vượt 10 tỷ USD

Xuất khẩu thủy sản trong 11 tháng đã giúp ngành này lần đầu vượt mốc 10 tỷ USD trong vòng một năm, đây là mức kỷ lục hơn 20 năm qua.

HSBC: Xuất khẩu của Việt Nam sụt giảm đáng kể

HSBC cho rằng sau hơn hai năm thương mại bùng nổ, giai đoạn chững lại đã đến. Các đơn hàng toàn cầu giảm mạnh, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu châu Á, bao gồm Việt Nam.

Thanh Thương

Bạn có thể quan tâm