Tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn còn ngổn ngang Ảnh: M.T. |
Nhiều tuyến đường cao tốc, đường vành đai kết nối sân bay Long Thành với các địa phương đã và đang được đầu tư xây dựng như đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, đường vành đai 3 TP.HCM. Ngoài các dự án nói trên, trong quy hoạch, đường vành đai 4 TP.HCM cũng là trục giao thông quan trọng phục vụ kết nối sân bay Long Thành. Dự án này vừa qua được UBND TP.HCM trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến Chính phủ.
Tỉnh Đồng Nai cũng quy hoạch 3 dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông nội tỉnh kết nối với sân bay Long Thành gồm đầu tư xây dựng đường tỉnh 770B và nâng cấp, mở rộng các tuyến đường tỉnh 769 và 773. Đây là 3 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm của tỉnh nhằm kết nối sân bay Long Thành với các huyện Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và TP.Long Khánh. Đồng thời, chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông, tránh tình trạng các phương tiện tập trung về khu vực phía Nam sân bay Long Thành gây quá tải cho các tuyến giao thông khu vực này như các tuyến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu cũng như quốc lộ 51 và tuyến T1, T2 khi sân bay này được đưa vào khai thác giai đoạn 1 trong năm 2026.
Theo Sở GTVT tỉnh Đồng Nai, các tuyến đường sẽ tăng cường khả năng lưu thông giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các tỉnh phía Bắc, các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối trực tiếp với sân bay Long Thành đáp ứng nhu cầu giao thông, vận tải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các huyện có tuyến đường đi qua nói riêng và của tỉnh nói chung.
Thực trạng giao thông, văn hóa ứng xử của người tham gia, văn hóa quản lý, điều hành giao thông, các vấn đề liên quan tới quy hoạch và giải pháp xây dựng giao thông Việt Nam trong tương lai đều được PGS.TS. Phạm Ngọc Trung đề cập tới trong cuốn Văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay.