Việt Nam đang đứng đầu khu vực Đông Nam Á về tốc độ đô thị hoá, đạt mức 3,2%/ năm, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2018. Dự báo đến năm 2030, nước ta sẽ có đến 69% dân số sinh sống tại khu vực đô thị. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở và sinh hoạt cho người dân, hàng loạt công trình mọc lên, tạo đòn bẩy cho sự phát triển chóng mặt của BĐS tại các thành phố lớn.
Những công trình hay dự án nhà ở được phủ xanh chưa xuất hiện nhiều ở Việt Nam. |
Tuy nhiên, sự phát triển xây dựng cần đảm bảo kiểm soát đồng bộ các yếu tố về cảnh quan, cơ sở hạ tầng, giao thông tại các dự án, để tránh những tác động đến môi trường và chất lượng cuộc sống thực sự của người dân. Chưa có thống kê cụ thể, nhưng tại những vùng đô thị lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, mật độ cây xanh đang dần suy giảm, công viên, hồ nước thu hẹp dần nhường chỗ cho những công trình xây dựng.
Chưa kể mật độ dân số cao tại các đô thị lại càng gia tăng áp lực cho môi trường, khi nồng độ CO2, khói bụi và khí thải từ con người, xe cộ, máy móc luôn có xu hướng leo thang. Chỉ số bụi mịn PM2.5 tại Hà Nội gần đây được báo động cao thứ 2 Đông Nam Á, chỉ số chất lượng không khí AQI (Air Quality Index) tại TP.HCM cũng thường xuyên trong tình trạng tác động xấu đến sức khỏe.
Vấn đề về bảo tồn thiên nhiên không còn chỉ là mối quan tâm của riêng ngành môi trường toàn cầu, mà cả ngành BĐS thế giới cũng cùng nhau vào cuộc để đưa ra phương hướng phát triển bền vững.
Các công trình xanh từ lâu đã là xu hướng chung trong sự phát triển của bất động sản toàn cầu, nay dần lan toả đến Việt Nam. Ngày càng có nhiều hội thảo, hội nghị về chiến lược xanh trong phát triển BĐS bền vững tại Việt Nam, thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhà đầu tư.
Trong đó, xu thế xây dựng khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường, an ninh và an toàn chính là tâm điểm thảo luận của các chuyên gia BĐS và nhà tư vấn môi trường. Ngoài ra, một khái niệm mới cũng đang được nhắc đến nhiều tại các Hội nghị BDDS quốc tế tại Việt Nam, đó là BĐS xanh.
Khu đô thị Celadon City (TP.HCM) được ứng dụng nhiều phương pháp xây dựng tiên tiến để phát huy thế mạnh thiên nhiên. |
BĐS xanh là phân khúc mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng bởi tính thân thiện đối với môi trường. Tuy nhiên, Việt Nam đang có khá ít dự án BĐS xanh và doanh nghiệp theo đuổi được phân khúc này. Hiện chỉ có 150 công trình BĐS xanh được chứng nhận cũng như đang trong quá trình thi công, thiết kế. Theo thống kê của Hội đồng Công trình xanh các nước, Việt Nam chậm hơn nhiều về số lượng công trình xanh, cũng như trong lĩnh vực đào tạo, nhận thức.
Thị trường BĐS Việt Nam đang có những nhà đầu tư tiên phong về BĐS xanh. Đơn cử như Gamuda Land - nhà đầu tư BĐS danh tiếng từ Malaysia đã cho thấy những giải pháp kiến tạo đô thị bài bản thông qua các biện pháp quy hoạch thông minh và vận hành đô thị có ý thức.
Tại khu đô thị Celadon City (TP.HCM), nhà đầu tư này ứng dụng nhiều phương pháp xây dựng tiên tiến để phát huy thế mạnh thiên nhiên. Thay vì vội vàng xây lên những cao ốc, chủ đầu tư lựa chọn xây dựng không gian sống trước tiên như trồng cây hay xây hệ thống đường xá nội khu.
Cây xanh được sử dụng cho công viên nội khu được trồng tại vườn ươm gần khu vực đó. Khi dự án gần được hoàn thành và cây lớn ở mức độ vừa phải sẽ được chuyển vào công viên. Cách này giúp chủ đầu tư tạo nên công viên nội khu lớn nhất thành phố trong thời gian ngắn nhất.
Các dự án khu đô thị của Gamuda Land đều có diện tích cây xanh rộng lớn, chiếm 50-70% đất quy hoạch, kèm theo đó là hệ thống thu hoạch nước mưa thông minh với các bể trọng lực có dung tích lên đến 1.000 khối, dùng vào việc tưới tiêu cho khu vực cây xanh xung quanh. Ngoài ra, mỗi khu đô thị còn được tích hợp một nhà máy xử lý nước thải chuyên biệt, cùng hệ thống xử lý 24/7 để đảm bảo lượng nước thải đạt tiêu chuẩn được chỉ định bởi cơ quan chức năng, trước khi đưa ra môi trường bên ngoài.
Gamuda City sở hữu công viên Yên Sở với diện tích 323 hecta, là công viên đô thị lớn nhất Việt Nam. |
Trong triết lý của Gamuda Land, kiến tạo đô thị không chỉ đơn thuần là xây dựng nên các tòa nhà và thiết kế không gian cảnh quan, tiện ích đi kèm, mà là cả một quá trình từ xây đắp nền tảng đến bảo tồn và phát triển môi trường sống cho cư dân. Vững tin vào triết lý ấy, Gamuda Land dồn hết tâm sức vào việc cải tạo vùng trũng Yên Sở trước đây của Hà Nội trở thành công viên Yên Sở lớn nhất thủ đô, là lá phổi xanh mang lại môi trường sống trong lành cho không chỉ cư dân tại Gamuda City, mà còn cho người dân thành phố.
Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản tại Malaysia. Nhà đầu tư này đã xây dựng và quản lý 2 dự án lớn là Celadon City (TP.HCM) và Gamuda City (Hà Nội). Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại đây, hoặc liên hệ hotline 02862529999 (TP.HCM), 02439448989 (Hà Nội).