Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xạ thủ bắn tỉa Mỹ bật khóc khi kể lại cuộc rút quân điên rồ khỏi Kabul

Các quân nhân tại ngũ và cựu binh Mỹ hôm 8/3 đã kể lại quá trình rút quân hỗn loạn của Mỹ khỏi Afghanistan, bao gồm chi tiết về những cái chết và sự phá hủy mà họ chứng kiến.

Lính Mỹ ở Afghanistan. Ảnh: Reuters

Theo AP, những tuyên bố được các thành viên lực lượng vũ trang Mỹ đưa ra trong phiên điều trần đầu tiên của Hạ viện Mỹ trong cuộc điều tra do đảng Cộng hòa dẫn đầu về quá trình rút quân khỏi Afghanistan.

Các phiên điều trần sẽ điều tra cách xử lý của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong cuộc rút quân ở Afghanistan.

Lực lượng Taliban đã kiểm soát thủ đô Kabul sớm hơn nhiều so với nhận định của cộng đồng tình báo Mỹ.

Việc thủ đô của Afghanistan sụp đổ quá sớm đã biến quá trình rút quân của Mỹ trở thành một cuộc tháo chạy hỗn loạn với tâm điểm là sân bay Kabul - được bảo vệ bởi lực lượng an ninh Mỹ triển khai trong thời gian ngắn.

Làm chứng trước Quốc hội, lính bắn tỉa - cựu trung sĩ thủy quân lục chiến - Tyler Vargas-Andrews cho biết ông ngửi thấy mùi da thịt bị cháy, tiếng hét của trẻ em, phụ nữ cùng một cột khói lớn sau 2 vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul trong những ngày cuối của cuộc rút quân.

Vụ đánh bom ngày 26/8/2021 đã khiến 170 dân thường Afghanistan và 13 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.

"Tôi nhìn thấy khuôn mặt của những người chúng tôi không thể cứu, những người bị chúng tôi bỏ lại", trung sĩ Vargas-Andrews, người có một cánh tay giả sau khi bị thương trong vụ đánh bom cho biết.

"Theo ý kiến của tôi, cuộc rút quân là một thảm họa. Bên cạnh đó, không ai phải chịu trách nhiệm cho quá trình rút quân hỗn loạn này", ông bổ sung.

Phần lớn các nhân chứng cho biết sự sụp đổ của Afghanistan là một thất bại của nhiều chính quyền Mỹ từ thời của cựu Tổng thống George W. Bush cho tới ông Biden.

Những lời khai không chỉ tập trung vào quyết định rút quân, mà còn hướng vào điều mà các nhân chứng mô tả là nỗ lực tuyệt vọng nhằm giải cứu công dân Mỹ và các đồng minh Afghanistan. Những nỗ lực giải cứu này không được lên kế hoạch kỹ càng và không được hỗ trợ đầy đủ.

Vargas-Andrews cho biết ông và các binh sĩ khác đã nhận được miêu tả về 2 kẻ tình nghi có ý định tấn công sân bay Kabul nhưng đã không thể ngăn chặn những vụ đánh bom này. Theo đó, các binh sĩ Mỹ đã tìm ra những người này nhưng không nhận được lệnh tiêu diệt từ chỉ huy của mình.

"Cho đến bây giờ, vẫn không có ai bị buộc phải chịu trách nhiệm", Vargas-Andrews trả lời Hạ nghị sĩ Mike McCaul của đảng Cộng hòa.

Bên cạnh việc làm chứng về quá trình rút quân, các cựu binh Mỹ cũng kêu gọi Quốc hội hành động để giải cứu hàng trăm nghìn công dân Afghanistan từng giúp đỡ lực lượng quân đội của nước này. Trong số này có những người vẫn chưa thể rời khỏi Afghanistan.

Cảnh hỗn loạn ở Kabul sau khi Mỹ rút quân hoàn toàn Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã hoàn tất việc rút quân khỏi Afghanistan vào ngày 30/8, kết thúc 20 năm can dự quân sự ở quốc gia Nam Á.

Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.

Taliban đòi Mỹ trả lại 3,5 tỷ USD

Chính quyền Taliban hôm 22/2 kêu gọi Washington trả lại 3,5 tỷ USD thuộc về Ngân hàng Trung ương Afghanistan sau một phán quyết của một thẩm phán ở New York.

Nơi phụ nữ bị đày đọa khủng khiếp nhất

Liên Hợp Quốc ngày 8/3 cho biết từ khi lực lượng Taliban lên nắm quyền, Afghanistan đã trở thành quốc gia tồi tệ nhất với phụ nữ, cướp đi nhiều quyền căn bản của những người này.

An Bình

Bạn có thể quan tâm