Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Xả súng đẫm máu ở hộp đêm châm ngòi đại chiến Trump - Obama

Cuộc chiến "không khoan nhượng" giữa Tổng thống Obama và ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump bắt đầu từ những chỉ trích qua lại về vụ xả súng ở hộp đêm cuối tuần qua.

Chỉ một ngày sau khi tỷ phú Trump có bài phát biểu về chính sách nhập cư và an ninh quốc gia, với không ít lời chỉ trích đối với chính quyền Obama, tổng thống Mỹ đã đáp trả bằng những lời lẽ được đánh giá là cứng rắn nhất từ trước đến nay dành cho ứng viên này.

"Lịch sử xung đột"

Không phải chỉ đến mùa bầu cử năm nay ông Trump và Tổng thống Obama mới bất hòa. Đầu năm 2011, khi ông Obama đang trong chiến dịch vận động cho nhiệm kỳ 2, vị tỷ phú liên tục rêu rao về "thuyết âm mưu" xoay quanh giấy chứng sinh của ông chủ Nhà Trắng.

Đối đầu Trump - Obama châm ngòi từ vụ xả súng ở hộp đêm tại Orlando. Ảnh: BBC

Trump khăng khăng ông Obama không phải thực sự sinh ra ở Mỹ, nhưng do không có bằng chứng khả quan nào nên cáo buộc này chìm dần. Vài tháng sau đó, tại một sự kiện trang trọng tháng 12/2011, báo New Yorker cho biết Tổng thống Obama không ngừng chế giễu Trump khiến ông trùm bất động sản nghệch mặt ra.

Hành động này được cho là một trong những lý do khiến Trump nung nấu kế hoạch tranh cử tổng thống thật sự để "trả đũa". Trong hơn một năm qua, Trump liên tục chất vấn về năng lực của Tổng thống Obama, cũng như rêu rao hoài nghi rằng Tổng thống Obama có thể có ý đồ khác về cuộc chiến chống Hồi giáo cực đoan.

10 phát ngôn kỳ lạ nhất của Donald Trump Những phát ngôn gây tranh cãi, khiêu khích, chỉ trích mạnh miệng là dấu ấn của tỷ phú Donald Trump trong suốt chiến dịch vận động tranh cử sơ bộ những tháng qua.

Sau vụ xả súng ở hộp đêm Pulse, ngày 13/6, Trump ngay lập tức đòi Tổng thống Obama từ chức vì "không dám nhắc tới cụm từ Hồi giáo cực đoan trong bài phát biểu". "Chúng ta đang được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo trông không mạnh mẽ, không thông minh, hoặc ông ấy đang suy tính điều gì khác", Trump nói.

Tổng thống Obama nhanh chóng mạnh mẽ đáp trả những chỉ trích của Trump trong phát biểu mới nhất vào ngày 14/6 (giờ địa phương), cho rằng đây là những quan điểm "nguy hiểm".

"Khi nào những chuyện này sẽ dừng lại? Sát thủ ở Orlando, tay súng ở San Bernadino hoặc nghi phạm ở Fort Hood, tất cả đều là người Mỹ. Hay liệu chúng ta muốn đối xử khác biệt với những người Mỹ theo đạo Hồi? Liệu chúng ta sẽ đặt những người này vào chế độ giám sát đặc biệt, đối xử phân biệt với họ vì tín ngưỡng của họ?", ông Obama nói.

Phản ứng của ông Trump sau khi bị Tổng thống Obama chế giễu tại một sự kiện vào tháng 12/2011. Ảnh: AFP

Vị tổng thống khẳng định: "Đây không phải nước Mỹ mà chúng ta mong muốn".

Ông trùm bất động sản không để yên, mà phản pháo chỉ trong vài tiếng. Trong một email gửi hãng thông tấn AP, Trump cáo buộc Tổng thống Obama tội "phản quốc". "Tổng thống đang xem trọng kẻ thù hơn các đồng minh và nhân dân Mỹ".

Toan tính của Obama

Lịch sử Mỹ hiện đại chứng kiến rất ít lần một tổng thống đương nhiệm chỉ trích trực tiếp và mạnh mẽ đối với ứng viên của đảng đối thủ trong mùa bầu cử.

Nguyên nhân một phần do nước Mỹ gần đây không có nhiều tổng thống thắng cử cả hai nhiệm kỳ, ngoài một số nhân vật từ sau Thế chiến 2 như George W Bush, Bill Clinton, Ronald Reagan và Dwight Eisenhower. Trong số này, chỉ ông Reagan và Eisenhower rời Nhà Trắng với tỷ lệ ủng hộ rất cao và hầu như không vướng vào bê bối.

Obama gần gũi và hài hước trong các chuyến công du Là người quyền lực bậc nhất hành tinh, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn có nhiều khoảnh khắc hài hước, thân thiện trong khi đi công du hoặc phát biểu trước các quan chức, người dân.

Tỷ lệ ủng hộ hiện tại của ông Obama hơn 50% và xu hướng có thể tiếp tục tăng. Do vậy, ông có thể muốn tích cực tham gia hơn trong cuộc bầu cử. Vì không phải là một ứng viên nên ông có quyền thoải mái nêu quan điểm, đặc biệt với kinh nghiệm của một tổng thống để chỉ ra những sai lầm của Trump.

Ngoài những bất đồng cá nhân và quan điểm chính trị, Tổng thống Obama và ông Trump còn tỏ ra khác biệt sâu sắc trong cách đánh giá vai trò nước Mỹ đối với thế giới.

Theo chính sách tích cực gắn kết, Tổng thống Obama xem Mỹ là một mảnh lớn quan trọng trong bàn cờ thế giới. Nhưng ông Trump lại cổ súy quan điểm "nước Mỹ trước tiên" và không xem trọng các mối hợp tác quốc tế, thậm chí đòi giảm quan hệ với những nước đồng minh truyền thống.

Về thương mại, ông Obama ủng hộ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), cho rằng hiệp định sẽ mang lại thịnh vượng cho nước Mỹ; trong khi ông Trump cáo buộc hiệp định sẽ giúp làm lợi cho những đối thủ của Mỹ, gọi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là "một thảm họa".

Trong khi ông Obama tin rằng một chính sách nhập cư cởi mở sẽ mang lại lợi ích to lớn cho quốc gia đa dạng văn hóa như Mỹ, tỷ phú Trump khẳng định đây là mối đe dọa với an ninh quốc gia và ổn định kinh tế.

Những tháng tới, chắc chắn ứng viên của đảng Cộng hòa sẽ phải nỗ lực đối đầu không chỉ với bà Hillary Clinton mà cả ông Obama. Khi đó, ông Trump có thể phải nhờ cậy đến sự ủng hộ của những nghị sĩ đảng Cộng hòa, dù họ đang tỏ ra lạnh nhạt lúc này. Sau phát biểu của ông Obama ngày 14/6, Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa ra thông cáo nhưng không nhắc gì đến Trump hoặc các đề xuất về nhập cư, thay vào đó chú trọng Tu Chính án thứ 2 và quyền sở hữu súng.

Trump tận dụng vụ xả súng đòi Tổng thống Obama từ chức

Phát biểu sau vụ xả súng đẫm máu ở hộp đêm tại Orlando, tỷ phú Donald Trump khẳng định vụ việc do phiến quân Hồi giáo gây ra, đòi ông Obama từ chức và bà Clinton rời cuộc tranh cử.

Obama sẽ đến Orlando tưởng niệm nạn nhân vụ xả súng

Tổng thống Obama sẽ đến thành phố Orlando, bang Florida, để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử Mỹ.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm